Muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng, trước tiên doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm. Đây được xem là một trong những điều kiện pháp lý để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông hợp pháp trên thị trường. Thủ tục này được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
Nội dung chính
1. Ba bước để nhập khẩu thực phẩm chức năng vào Việt Nam
Bước 1: Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng (Thực phẩm bảo vệ sức khỏe)
- Kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Kiểm nghiệm để hiệu chỉnh chất lượng sản phẩm.
- Kiểm nghiệm để kiểm tra thành phần.
- Kiểm nghiệm để xác định tính an toàn của sản phẩm (về mặt hóa học, vi sinh vật,…).
- Kiểm nghiệm để Công bố chất lượng sản phẩm lưu thông ra thị trường theo luật định.
- Kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra và giám sát định kỳ…
Sản phẩm phải được kiểm tại các phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu; phòng kiểm nghiệm nhà nước; hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được cơ quan công nhận/chỉ định. Và có chứng nhận VILAS và ISO 17025.
Bước 2: Công bố chất lượng để nhập khẩu thực phẩm chức năng
Để tiến hành nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì bước công bố đóng vai trò rất quan trọng. Thành phần hồ sơ công bố sản phẩm gồm:
==> Tải Bản đăng ký công bố sản phẩm theo Nghị định 15 tại bài viết: Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định mới về an toàn thực phẩm
- Các tài liệu dịch thuật công chứng sang tiếng Việt (nếu tài liệu đó bằng tiếng nước ngoài).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale). Hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation). Hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) (được hợp pháp hóa lãnh sự quán).
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hoặc chứng nhận tương đương của nhà sản xuất. (Mục này áp dụng kể từ ngày 01/07/2019).
Trong đó, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị cho ISOHA các hồ sơ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị công bố.
- Mẫu sản phẩm Thực phẩm chức năng. (Nếu khách hàng chưa kiểm nghiệm).
- Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của nước xuất khẩu (có hợp pháp hóa lãnh sự quán). Và giấy GMP của Nhà sản xuất. (có hợp pháp hóa lãnh sự quán).
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận công bố và làm thủ tục hải quan nhập khẩu TPCN
- Thời gian hoàn thành: Sau khoảng 25 – 30 ngày làm việc sẽ nhận được giấy chứng nhận để nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Thực phẩm chức năng) về kinh doanh.
- Cơ quan cấp giấy: Cục an toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y Tế).
- Thời hạn của giấy chứng nhận công bố: 03 năm kể từ ngày cấp. Đặc biệt nếu nhà sản xuất có các chứng nhận tiên tiến như như HACCP, ISO hoặc các chứng nhận tương đương thì giấy chứng nhận công bố có thời hạn 05 năm.
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm và công bố sản phẩm. Doanh nghiệp tiến hành làm các thủ tục hải quan để nhập khẩu thực phẩm chức năng của mình về càng sớm càng tốt.
❖ Lưu ý: Trước khi bán ra thị trường, phải thực hiện thêm bước dán nhãn phụ gồm các thông tin đã công bố vào nhãn chính. (Dán ở vị trí đảm bảo không che đi thông tin chính trên nhãn chính).
2. Lợi thế khi nhập khẩu thực phẩm chức năng mà có Giấy công bố
Chứng nhận sản phẩm giúp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm/hàng hóa họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quá trình đánh giá tổng thể. Bao gồm thử nghiệm, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.
Quý khách có bất cứ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về thủ tục Nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cũng như kiểm nghiệm và công bố sản phẩm. Vui lòng liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới; để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi