Việc công bố chất lượng phụ gia thực phẩm hiện nay có những quy định mới khác với trước đây. Nên không ít doanh nghiệp vẫn còn hoang mang lo lắng về thủ tục hồ sơ. Doanh nghiệp chưa xác định được cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ. Cũng như cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho đúng quy định?
Đừng quá lo lắng, hãy cùng ISOHA giải đáp tất cả thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
1. Quy định pháp luật về Phụ gia thực phẩm
Thủ tục công bố chất lượng phụ gia thực phẩm căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Thông tư số 24/2019/TT-BYT Thông tư Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.
- Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT: Thông tư hướng dẫn về việc quản lý phụ gia thực phẩm.
2. Lợi thế cho những doanh nghiệp công bố phụ gia thực phẩm
Việc đăng ký công bố phụ gia thực phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp hợp pháp về mặt pháp lý, mà còn tạo lợi thế lớn trong quá trình kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp sẽ tạo được chỗ đứng trên thị trường ngay khi mới bước chân vào. Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác chưa kiểm nghiệm và công bố sản phẩm.
- Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng, Giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai. Cũng như tạo lợi thế khi tung ra sản phẩm mới.
- Một khi sản phẩm đã được công bố chất lượng, các công tác thanh tra cũng đơn giản hơn. Hạn chế nhất khả năng doanh nghiệp bị phạt hành chính cho sản phẩm không đạt chất lượng.
Bản Tự công bố phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)
3. Phân loại phụ gia thực phẩm tương ứng với hình thức công bố
Như ISOHA đã nói ở trên, việc công bố chất lượng phụ gia thực phẩm hiện nay có nhiều điểm mới, thủ tục khác so với trước đây. Doanh nghiệp cần lưu ý sự phân loại sau để hiểu rõ và thực hiện đúng thủ tục.
Hình thức: Tự công bố Phụ gia thực phẩm | Hình thức: Đăng ký công bố phụ gia thực phẩm |
|
|
Cơ quan cấp:
| Cơ quan cấp:
|
4. Hồ sơ công bố chất lượng phụ gia thực phẩm gồm những gì?
4.1 Hồ sơ Tự công bố phụ gia thực phẩm
- Bản tự công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP. ==> Tải về tại bài viết: Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định mới về an toàn thực phẩm.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).
4.2 Hồ sơ đăng ký công bố phụ gia thực phẩm
- Bản đăng ký công bố Phụ gia thực phẩm theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2018 NĐ/CP. ==> Tải về tại bài viết: Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định mới về an toàn thực phẩm.
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Loại hình: Sản xuất phụ gia thực phẩm. (Trường hợp sản xuất phụ gia trong nước).
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng mới của Phụ gia thực phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng mới đó.
- Trong trường hợp nhập khẩu thì thêm một trong các giấy sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của nước xuất khẩu (Phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
5. Những lưu ý quan trọng khi Công bố Phụ gia thực phẩm
5.1 Lưu ý về Kết quả kiểm nghiệm
Về phiếu kết quả kiểm nghiệm Phụ gia thực phẩm phải thỏa các điều kiện sau đây:
- Phải còn hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Được kiểm tại Trung tâm kiểm nghiệm được được Nhà nước công nhận hoặc chỉ định phù hợp ISO 17025.
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (trường hợp đã có quy định của Bộ Y tế. Hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các tiêu chuẩn của doanh nghiệp tự công bố (trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế).
5.2 Lưu ý về ngôn ngữ trong tài liệu
Các tài liệu trong hồ sơ công bố chất lượng phụ gia thực phẩm phải bằng tiếng Việt.
Trong trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài ==> Phải dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu công chứng phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ công bố sản phẩm Phụ gia thực phẩm.
5.3 Lưu ý khi có 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 loại phụ gia
Trong trường hợp doanh nghiệp có 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một loại phụ gia ==> Doanh nghiệp tự lựa chọn 1 cơ quan quản lý để nộp hồ sơ. (trừ trường hợp những phụ gia phải đăng ký tại Bộ Y tế).
Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nào ở lần đầu tiên thì các lần công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý đó.
5.4 Lưu ý khi khi có nhiều sản phẩm thuộc nhiều cơ quan quản lý
Trong trường hợp doanh nghiệp vừa sản xuất Phụ gia thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế, vừa sản xuất loại Phụ gia thực phẩm thường thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn 1 trong 2 hướng sau:
- Nộp toàn bộ hồ sơ của các sản phẩm đến Bộ Y tế.
- Hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì nộp hồ sơ công bố đến cơ quan tiếp nhận đó.
5.5 Lưu ý khi nào phải làm và nộp lại hồ sơ công bố
Có 2 trường hợp sau đây doanh nghiệp cần lưu ý để thực hiện đúng:
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về một trong 3 yếu tố sau: tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo ==> Nộp lại hồ sơ công bố mới.
- Các trường hợp có sự thay đổi khác ==> Làm văn bản thông báo về nội dung thay đổi gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngay sau khi gửi thông báo, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Trên đây là hồ sơ và những lưu ý quan trọng khi thực hiện Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm. ISOHA hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cũng như giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục.
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Công bố sản phẩm Phụ gia thực phẩm trọn gói, giá cạnh tranh, cam kết 100% kết quả giấy chứng nhận ==> Hãy liên hệ ngay ISOHA qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và báo giá ưu đãi nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi