Các cơ sở sản xuất hay nhập khẩu mỹ phẩm đều phải lập chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm khi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên thị trường. Sản phẩm mỹ phẩm sẽ được kiểm nghiệm dựa trên các chỉ tiêu thử nghiệm mỹ phẩm đã lập tại Trung tâm kiểm nghiệm được nhà nước công nhận hoặc chỉ định.
Quá trình thử nghiệm mỹ phẩm thường mất khoảng 3-7 ngày tùy theo từng trung tâm và từng tính chất của sản phẩm.
Phiếu kết quả kiểm nghiệm sẽ là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng mỹ phẩm. Đây cũng là một minh chứng thể hiện sự cam kết an toàn của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng.
Vậy chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những chỉ tiêu nào? Hãy cùng ISOHA tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nội dung chính
1. Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm gồm những gì?
1.1 Nhóm chỉ tiêu Cảm quan
Chỉ tiêu cảm quan là những chỉ tiêu về trạng thái, màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
Các chỉ tiêu cảm quan này thuộc về nhóm chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm mỹ phẩm ==> Không bắt buộc kiểm về mặt pháp lý. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể kiểm nghiệm để có sự đánh giá tổng quan về sản phẩm của mình.
1.2 Nhóm chỉ tiêu kim loại nặng
Hiện nay, việc kiểm nghiệm mỹ phẩm dựa trên Thông tư 06 năm 2011 của BYT Quy định về quản lý mỹ phẩm. Căn cứ vào Thông tư 06 về quản lý mỹ phẩm này, các cá nhân, tổ chức phải kiểm nghiệm tối thiểu các chỉ tiêu kim loại nặng sau:
1.3 Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm: vi sinh vật
Cũng căn cứ vào Thông tư 06 về quản lý mỹ phẩm được như trên, nhóm chỉ tiêu vi sinh vật theo quy định gồm:
✦ Lưu ý:
- Chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được bao gồm: Tổng số vi khuẩn hiếu khí và Tổng số nấm men – nấm mốc.
- Các chỉ tiêu ở mục 1.1 và mục 1.2 là các chỉ tiêu an toàn bắt buộc kiểm.
- Ngoài ra, cơ sở có thể yêu cầu kiểm thêm Chỉ tiêu kích ứng da để đánh giá một cách toàn diện nhất về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm mỹ phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)
2. Ý nghĩa của các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm
2.1 Ý nghĩa của nhóm chỉ tiêu chất lượng
Nhóm chỉ tiêu chất lượng có ý nghĩa đánh giá được cảm quan về sản phẩm mỹ phẩm.
- Trạng thái: Tức là các cấu trúc của sản phẩm mỹ phẩm có đạt yêu cầu chưa (dạng lỏng, dạng sệch, dạng rắng,…) ==> Từ đó điều chỉnh công thức phù hợp để cho ra một sản phẩm hoàn hảo nhất.
- Màu sắc: Có nhiều lúc do quá trình sản xuất gồm nhiều thành phần trộn lẫn vào nhau mà có thể màu sắc sẽ bị thay đổi. Hoặc màu sắc không ổn định trong quá trình bảo quản thời gian dài. Do đó dựa trên kết quả kiểm nghiệm màu sắc, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thêm/bớt những thành phần giúp ổn định màu mà vẫn không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
- Mùi hương: Đây là yếu tố thu hút khách hàng nhiều nhất. Do đó doanh nghiệp cần phải chú trọng mùi hương của sản phẩm mỹ phẩm. Dựa trên kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp đánh giá được sản phẩm của mình có mùi lạ hay không và nên bổ sung thêm mùi hương gì để sản phẩm thêm hoàn hảo.
2.2 Ý nghĩa của nhóm chỉ tiêu an toàn
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm về độ an toàn gồm chỉ tiêu kim loại nặng và chỉ tiêu vi sinh vật. Ngay trong tên gọi cũng hiểu được nhóm chỉ tiêu này có ý nghĩa sản phẩm có an toàn cho người sử dụng hay không.
- Khi nhóm chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép ==> Sản phẩm mỹ phẩm đạt an toàn, không gây nguy hiểm cho người sử dung.
- Ngược lại, khi các chỉ tiêu an toàn này vượt mức cho phép ==> Không thể bán sản phẩm ra thị trường được. Khi này cơ sở sản xuất phải xác định được nguyên nhân làm sản phẩm chưa đạt. Từ đó có thể điều chỉnh lại các thành phần, thao tác sản xuất, cải thiện về điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về con người,… và mang mẫu đi kiểm lại cho đến khi đạt.
Ngoài ra chỉ tiêu kích ứng da cũng rất quan trọng để đánh giá độ an toàn của sản phẩm mỹ phẩm. Tuy không nằm trong danh sách những chỉ tiêu bắt buộc nhưng ISOHA khuyên doanh nghiệp nên kiểm thêm chỉ tiêu này.
3. Sau khi kiểm nghiệm mỹ phẩm --> Phải công bố mỹ phẩm?
Sau khi có kết quả kiểm nghiệm ĐẠT chất lượng, an toàn nhất định dựa trên các chỉ tiêu thử nghiệm mỹ phẩm, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường.
Tại sao phải thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm?
- Theo Khoản I, Điều 3, Chương II của Thông tư 06/2011/TT-BYT thì các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
- Khi công bố mỹ phẩm, sản phẩm sẽ được sự chấp nhận một cách nhanh chóng từ phía người khách hàng bởi sự tin tưởng về chỉ tiêu an toàn trong sản phẩm.
- Từ đó tăng tính cạnh tranh và giữ vững thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
4. Dịch vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm – ISOHA
Công ty TNHH Tiêu Chuẩn Chất Lượng ISOHA tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm một cách chính xác. Với đội ngũ chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh, khắc phục nhanh chóng các rủi ro, ngăn ngừa và có phương án dự phòng.
ISOHA có mối quan hệ thân thiết với Cơ quan Nhà nước và các trung tâm kiểm nghiệm nên luôn cập nhật được những quy định mới, cũng như xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm một cách chính xác và xử lý kết quả một cách linh hoạt. Tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm trọn gói, nhanh chóng, chi phí thấp, cam kết 100% kết quả ==> Hãy liên hệ ngay ISOHA qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và báo giá ưu đãi nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi