Khi nào phải xin giấy chứng nhận y tế là câu hỏi mà không ít doanh nghiệp trong thời gian qua đã liên hệ ISOHA để tư vấn giải đáp. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp hiện chưa xác định được sản phẩm của mình, hoặc trường hợp của mình có thuộc diện phải xin giấy chứng nhận y tế hay không.
Thông qua bài viết dưới đây, ISOHA xin phép được giải thích rõ câu hỏi Khi nào phải xin giấy chứng nhận y tế để tất cả mọi người đều nắm được thông tin một cách chính xác nhất.
1. Giấy chứng nhận y tế là gì?
Giấy chứng nhận y tế là gì?
Giấy chứng nhận y tế, hay còn gọi tên tiếng Anh là Health Certificate. (Viết tắt là Giấy chứng nhận HC).
Giấy chứng nhận y tế được hiểu là giấy chứng minh sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng tại nước sở tại. Được cơ quan thẩm quyền cấp phép và đủ tiêu chuẩn về độ an toàn y tế để xuất khẩu.
Sản phẩm nào được cấp giấy chứng nhận y tế?
Giấy chứng nhận y tế được cấp cho các mặt hàng sau:
- Thực phẩm.
- Phụ gia thực phẩm.
- Chất hỗ trợ chế biến.
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm.
- Vật liệu bao gói thực phẩm
2. Khi nào phải xin giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)
Có 2 trường hợp xin cấp giấy chứng nhận y tế như sau:
Trường hợp: Tự nguyện | Trường hợp: Bắt buộc |
Doanh nghiệp tự nguyện xin cấp giấy chứng nhận HC | Bắt buộc xin khi có yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu |
Mục đích:
| Mục đích:
|
3. Các quốc gia yêu cầu giấy chứng nhận y tế
Các quốc gia nào yêu cầu giấy chứng nhận y tế?
Các quốc gia “khó tính” ngày càng kiểm soát nghiệm ngặt chất lượng sản phẩm nhập khẩu. Các quốc gia này thường yêu cầu bắt buộc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Và còn yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định nhập khẩu.
Một trong các giấy phép phải có đó là giấy chứng nhận y tế (Giấy chứng nhận Health Certificate) mới cho phép đưa sản phẩm vào thị trường nước họ.
Điển hình như các quốc gia: Mỹ, Nhật, Anh, Hàn Quốc, Australia, các quốc gia trong khối EU (Đức,…).
Do đó, nếu doanh nghiệp tự nguyện xin giấy chứng nhận y tế thì quả là một điều thật sự rất tốt. Tuy nhiên có một số đơn vị vẫn còn e ngại thủ tục giấy tờ pháp lý hoặc chi phí thực hiện. Việc này cần phải xác định rõ nước mình định nhập khẩu có yêu cầu bắt buộc giấy chứng nhận HC hay không. Từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho quá trình xuất khẩu hàng hóa được thuận lợi.
4. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận y tế?
Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận y tế là Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
5. Những khó khăn của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài
- Yêu cầu nhập khẩu khắt khe: Các nước phát triển hiện nay yêu cầu rất nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bắt buộc các nước xuất khẩu phải đáp ứng các quy định nhập khẩu của họ.
- Xử lý vi phạm sản phẩm nhập khẩu: Việc xử lý đối với các sản phẩm nhập khẩu vi phạm quy định cũng rất khắc khe. Các sản phẩm bị phát hiện vi phạm yêu cầu nhập khẩu có nguy cơ buộc trả về hoặc tiêu hủy tại chỗ. Đặc biệt, trong một số trường hợp, nếu tần suất vi phạm cao (như một vài lần trong một khoảng thời gian nhất định) thì nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp kiểm soát chặt hoặc xử lý nghiêm khắc. (Như tăng tần suất, tỷ lệ kiểm tra, cấm nhập khẩu một thời gian…).
- Yêu cầu của người tiêu dùng nước ngoài: Người tiêu dùng trên thị trường nước ngoài ngày càng có yêu cầu rất cao về chất lượng, hình thức, thương hiệu, uy tín…của hàng hóa nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều sản phẩm của Việt Nam còn chưa đảm bảo tính ổn định, thống nhất về chất lượng. Thường hạn chế về hình thức, mẫu mã, chủng loại. Và ít chú trọng xây dựng hình ảnh, thương hiệu… Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sự tiêu dùng bền vững. Chỉ lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường,…. Do đó, các nhà nhập khẩu thường yêu cầu hàng hóa nhập khẩu phải có thêm các chứng nhận hoặc chứng chỉ như chứng nhận về an toàn thực phẩm, chứng chỉ xã hội, nhãn xanh hoặc nhãn sinh thái,… (Đôi khi không phải là quy định nhập khẩu bắt buộc). Những yêu cầu này khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải mất thêm thời gian và chi phí đáp ứng.
- Khoảng cách địa lý xa: Có nhiều nước nhập khẩu do khoảng cách địa lý xa Việt Nam nên chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này cao. Dẫn đến giá thành sản phẩm bị tăng lên. Gây khó cạnh tranh với hàng hóa từ những nước có vị trí địa lý gần nước nhập khẩu hơn.
- Mức độ cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu tương đối cao: Cùng một nước nhập khẩu nhưng có thể rất nhiều nước xuất khẩu cùng một sản phẩm vào. Do đó tạo môi trường cạnh tranh gay gắt.
6. Thông tin liên hệ dịch vụ xin giấy chứng nhận y tế nhanh
Trên đây là sự giải đáp cho câu hỏi Khi nào phải xin giấy chứng nhận y tế nói riêng. Và cung cấp thêm những thông tin liên quan đến giấy chứng nhận y tế nói chung. ISOHA hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất. Giúp doanh nghiệp xuất khẩu và kinh doanh sản phẩm một cách thuận lợi nhất.
Thủ tục xin giấy chứng nhận y tế (Giấy chứng nhận Health Certificate) chưa phải là chuyên môn của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Có trường hợp thực hiện sai hồ sơ nhiều lần. Dẫn đến mất thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu sản phẩm. Do đó, lựa chọn một dịch vụ chuyên nghiệp để xin giấy chứng nhận y tế là một giải pháp tiện lợi và hiệu quả nhất.
Giấy chứng nhận y tế do ISOHA thực hiện. (Ảnh độc quyền ISOHA)
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm một dịch vụ xin giấy chứng nhận y tế HC trọn gói, giá cả hợp lý, cam kết 100% kết quả nhận được. ==> Hãy liên hệ ngay ISOHA qua Hotline 0909 384 449 (zalo) – 0902 569 328, Mail: hotro@tuvanisoha.com hoặc inbox vào Fanpage Tư vấn giấy phép ISOHA để được tư vấn nhanh và hỗ trợ tốt nhất!
==> Xem thêm:
➱ Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng (cập nhật mới)
➱ Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm được công nhận (mới nhất)
➱ Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm có bắt buộc không?
➱ Giấy chứng nhận lưu hành tự do Certificate of Free Sale – CFS (mới nhất)
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi