Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là một chiếc cầu nối giữa sản phẩm của bạn với thị trường thế giới. Do đó, việc tuân thủ các thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Xã hội ngày càng phát triển, sự công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã lẫn chất lượng. Điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa của mình ra thị trường thế giới, đặc biệt là các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế.
Chính vì lẽ đó, đã có không ít doanh nghiệp bị vướng hàng tại cảng hải quan khi xuất/nhập khẩu sản phẩm của mình, và cũng khá nhiều doanh nghiệp bị xử phạt hành chính khi không có giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm.
1. Căn cứ pháp lý xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
➱ Thông tư số 52/2015/TT-BYT: Thông tư quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
➱ Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.
Các cơ quan có thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu như sau:
- Bộ Y tế
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Xây dựng
- Bộ Công Thương
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Công an
- Bộ Khoa học và Công nghệ
Từng cơ quan sẽ chịu trách nhiệm cấp và kiểm tra giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý tương ứng.
Trong đó, thẩm quyền quản lý giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS của Bộ y tế đối với các sản phẩm sau:
a) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
b) Thuốc lá điếu.
c) Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
d) Thuốc, mỹ phẩm;
e) Trang thiết bị y tế.
Thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với các sản phẩm trên thuộc quản lý của Bộ y tế được quy định cụ thể trong thông tư Số: 52/2015/TT-BYT: Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ y tế được KT. Bộ trưởng thứ trưởng Nguyễn Thanh Long ký duyệt ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2015.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS của Bộ Y tế
Theo Chương III, Điều 11 của thông tư Số: 52/2015/TT-BYT thì hồ sơ đề nghị cấp CFS của Bộ y tế gồm:
1. Đơn đề nghị cấp CFS theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Giấy đăng ký công bố sản phẩm.
==> Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép lưu hành tự do CFS như sau:
PHỤ LỤC SỐ 04
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Tên tổ chức, cá nhân | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…., ngày …. tháng …. năm …. |
Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): ……………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………….. Số fax: ………………………………………
Website (nếu có) …………………………………….. E-mail: ………………………………………..
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – (Certificate of Free Sale – CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exported-CE) đối với các sản phẩm thực phẩm như sau:
TT | Tên sản phẩm, hàng hóa (Tiếng Việt và Tiếng Anh) | Số công bố(*) | Nước nhập khẩu |
1 | |||
2 |
Các giấy tờ kèm theo: (đề nghị đánh dấu Ö nếu có):
TT | Tên loại giấy tờ | Có (Ö) |
1 | Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm | |
2 | Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có) |
Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.
(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu) |
* Số công bố: Là số “Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy”; “Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”
3. Cách thức nộp hồ sơ CFS Bộ Y tế cấp
Theo Chương III, Điều 12 của Thông tư Số: 52/2015/TT-BYT: Các doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (đối với thực phẩm). Hoặc nộp đến Bộ Y tế đối với các sản phẩm còn lại thuộc quản lý của BYT.
Các thức nộp hồ sơ CFS: Nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện.
4. Thời gian cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS – Bộ Y tế
Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ) ==> Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp, BYT phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp để doanh nghiệp biết và bổ sung hồ sơ nộp lại.
5. Hiệu lực của giấy chứng nhận CFS
Giấy chứng nhận CFS có hiệu lực 02 năm (kể từ ngày cấp).
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS do Bộ Y tế cấp. (Ảnh độc quyền ISOHA)
==> Xem thêm:
➦ Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm có bắt buộc không?
➦ Giấy chứng nhận lưu hành tự do Certificate of Free Sale – CFS (mới nhất)
Nếu Quý khách có bất cứ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về thủ tục xin Giấy phép lưu hành tự do CFS, hãy liên hệ ngay với ISOHA qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi