Để có được giấy phép kinh doanh khách sạn thì cơ sở phải trải qua nhiều bước đăng ký các giấy phép con. Cụ thể từng bước như thế nào, hãy cùng ISOHA tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh khách sạn tại Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin các giấy phép con
- Giấy phép an ninh trật tự;
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy;
- Xác nhận báo cáo tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường.
Bước 3: Thực hiện hồ sơ đăng ký xếp hạng sao khách sạn
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, khách sạn phải gửi 02 bộ hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thẩm định, xếp hạng theo quy định hiện hành.
❋ Lưu ý: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với việc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch sau 03 tháng. (kể từ khi cơ sở lưu trú du lịch chính thức hoạt động kinh doanh.).
Hồ sơ đăng ký xếp hạng khách sạn bao gồm:
- Đơn đề nghị xếp hạng khách sạn.
- Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Bản kê khai danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong khách sạn.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của người quản lý và nhân viên phục vụ do bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng quận/huyện cấp.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt bằng nơi đặt trụ sở kinh doanh.
- Bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau:
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh khách sạn (đối với doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh khách sạn) hoặc giấy phép đầu tư (đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài).
+ Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;
+ Giấy phép an ninh trật tự;
+ Giấy phép phòng cháy chữa cháy;
+ Xác nhận báo cáo tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường.
❋ Lưu ý: Theo quy định mới (Nghị định 15/2018/NĐ-CP) thì MIỄN Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống trong Khách sạn. ==> Do đó, Khách sạn có ăn uống không cần phải xin Giấy chứng nhận ATTP như trước đây nữa. Đây là một điểm mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng cần phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Trên đây là 3 bước quan trọng và bắt buộc cho một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh khách sạn. Giấy phép kinh doanh khách sạn là kết quả cuối cùng sau khi doanh nghiệp thực hiện hàng loạt các thủ tục xin các giấy phép con. Do đó, sau khi có được giấy phép kinh doanh khách sạn, doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như chất lượng phục vụ để tránh mất thời gian và chi phí cho những vi phạm không đáng có.
Giấy chứng nhận xếp hạng sao khách sạn do ISOHA thực hiện. (Ảnh độc quyền ISOHA)
Xem thêm bài viết Mức phạt Khách sạn vi phạm không hề nhỏ để hiểu rõ hơn về những trường hợp nào khi kinh doanh khách sạn bị xem là vi phạm và mức phạt cụ thể cho từng vi phạm ấy.
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm một dịch vụ Xin giấy phép kinh doanh sao khách sạn trọn gói, giá cả hợp lý, cam kết 100% kết quả nhận được ==> Hãy liên hệ ngay ISOHA qua thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi