Chào ISOHA, nhờ ISOHA cung cấp giúp chị mẫu bản tự công bố sản phẩm mới nhất của năm 2024? Và hướng dẫn giúp chị trình tự thực hiện công bố sản phẩm? Nếu không lưu trữ hồ sơ đã tự công bố có bị xử phạt không?
Câu hỏi của Chị Nguyệt – Công ty sản xuất bánh kẹo tại Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
1. Mẫu bản Tự công bố sản phẩm hiện nay – 2025
Hiện nay, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và sự minh bạch trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm nghiệm và công bố sản phẩm trước khi bán ra thị trường.
Mẫu TCB sản phẩm đã được quy định theo Mẫu số 01 Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
==> Tải về: Mẫu bản tự công bố sản phẩm mới nhất hiện nay
2. Các bước thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
Theo NĐ 15/2018/NĐ-CP. Quy trình tự công bố sản phẩm bao gồm các bước sau đây:
a) Kiểm nghiệm sản phẩm tại Trung tâm được Nhà nước công nhận.
b) Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ gồm các thông tin về sản phẩm như: tên sản phẩm, thành phần, hdsd, bảo quản, bao gói,…
Kèm các giấy tờ: GPKD, GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP.
c) Nộp Bản Tự công bố sản phẩm đến cơ quan chức năng ở địa phương. Tùy theo từng địa phương mà sẽ có 2 hình thức: Nộp Online qua trang điện tử của cơ quan hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan.
Nếu DN có từ 2 cơ sở cùng sản xuất một sản phẩm trở lên. Thì chỉ nộp hồ sơ tại 1 cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có cơ sở sản xuất do DN chọn. Và trong các lần tiến hành tự công bố sản phẩm tiếp theo phải nộp hồ sơ tại đúng cơ quan đã chọn trước đó.
d) Sau khi được cơ quan duyệt hồ sơ thì thông tin DN sẽ được đăng tải trên website của cơ quan. (Tên doanh nghiệp, địa chỉ, tên sản phẩm, ngày công bố,…).
e) Sau khi tự công bố sản phẩm, DN được phép sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng cũng như an toàn sản phẩm của mình.
✧ Để biết thêm chi tiết về Hồ sơ, Quy trình
3. Không lưu giữ bản tự công bố sản phẩm có bị xử phạt không?
Theo quy định tại khoản 1 của Điều 20 trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 của Điều 1 trong Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Các hành vi vi phạm về tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Các vi phạm bao gồm:
- Không tuân thủ quy định về thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố chất lượng sản phẩm;
- Không công bố trên Hệ thống dữ liệu cập nhật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoặc không nộp 1 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan thẩm quyền theo quy định;
- Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố chất lượng theo quy định của pháp luật;
- Không dịch sang tiếng Việt và không công chứng theo quy định. (Đối với tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm).
Lưu ý: Mức phạt trên đây là áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Nếu tổ chức vi phạm cùng một hành vi, mức phạt sẽ được tăng gấp đôi lên đến 30 – 40 triệu đồng.
Vì vậy, để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính không đáng có. Các tổ chức cần chú ý đảm bảo thực hiện lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Dịch vụ Kiểm nghiệm và Tự công bố sản phẩm NHANH NHẤT – ISOHA
Nếu Doanh nghiệp đang có nhu cầu kiểm nghiệm và công bố sản phẩm một cách nhanh chóng. ==> Hãy liên hệ ngay ISOHA qua:
- Hotline: ☎ 0909.384.449 (zalo) – 0902.569.328
- Email: hotro@tuvanisoha.com
- Fanpage: Tư vấn giấy phép ISOHA
Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng và chính xác nhất!