Những dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc gây nhằm lẫn là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp, cá nhân đều phải biết để tránh các trường hợp vi phạm nhãn hiệu. Hoặc có thể tự xác định xem có đơn vị nào trên thị trường đang có nhãn hiệu gây nhầm lẫn với mình hay không? Từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp. Để đảm bảo quá trình kinh doanh không bị ảnh hưởng.
Trong bài viết này, ISOHA sẽ hướng dẫn cách nhận biết nhãn hiệu bị trùng. Hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn một cách chính xác nhất. Hãy cùng ISOHA theo dõi tiếp những thông tin dưới đây nhé!
1. Căn cứ pháp lý xác định dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc gây nhằm lẫn
Những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11. Được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 bao gồm các hành vi sau đây:
- Sử dụng các dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
- Sử dụng các dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự. Hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục được đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
- Sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ. (Kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng).
✶ Tất cả các trường hợp không được phép của chủ sở hữu. Nhưng vẫn cố tình sao chép hoặc làm nhãn hiệu gây nhầm lẫn.
➱ Đều là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng .
✦ Lưu ý:
- Dấu hiệu ở đây được hiểu là các yếu tố gồm hình ảnh, màu sắc, chữ viết, phát âm, cách bố trí các chi tiết tạo nên nhãn hiệu hoặc thương hiệu,…
- Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được phần lớn người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn nước Việt Nam.
2. Cách nhận biết dấu hiệu trùng nhãn hiệu
Nhãn hiệu bị coi là trùng nếu nó giống hệt về các yếu tố sau: Hình thức thể hiện, cấu trúc, nội dung, ý nghĩa với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó.
➱ Nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu bị trùng tương đối dễ xác định, dễ nhận biết hơn các nhãn hiệu gây nhằm lẫn. Do đó khi thiết kế nhãn hiệu, chúng ta cần lưu ý để tránh vi phạm nhãn hiệu. Khi này dù có nộp đơn đăng ký thì Cục Sỡ hữu trí tuệ cũng sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Doanh nghiệp/cá nhân sẽ vừa mất chi phí vừa mất thời gian dài chờ đợi kết quả.
3. Cách nhận biết nhãn hiệu tương tự gây nhằm lẫn
Nhẫn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu có đủ 2 dấu hiệu sau:
- Gần giống với nhãn hiệu đối chứng về một trong những dấu hiệu: cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý nghĩa, hình thức thể hiện. Đồng thời sản phẩm, dịch vụ cũng tương tự sản phẩm, dịch vụ đối chứng.
- Gần giống đến mức làm cho khách hàng lầm tưởng rằng hai sản phẩm đó là một. Hoặc hai sản phẩm đó có cùng một nguồn gốc.
Đối với những nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng (có uy tín, được sử dụng rộng rãi, lâu dài. Được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Và hội đủ các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ) được quy định có phần đặc biệt hơn. Theo đó bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu nổi tiếng. Vẫn có thể được xem là trường hợp nhãn hiệu gây nhầm lẫn.
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xét các ví dụ sau:
VD1: Nhãn hiệu tương tự về mặt cấu trúc
Mặc dù cách thể hiện khác nhau. Nhưng vẫn bị coi là tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu đối chứng ở cấu trúc tạo nên 2 nhãn hiệu này là giống nhau.
VD2: Nhãn hiệu tương tự về mặt phát âm
Nhận thấy cả hai tuy có cách viết khác nhau nhưng phát âm giống nhau. ➔ Có thể bị xem là nhãn hiệu tương tự về phát âm gây nhầm lẫn.
VD3: Nhãn hiệu tương tự về ý nghĩa
Dù được trình bày bằng ngôn ngữ khác nhau nhưng 2 nhãn hiệu này có cùng ý nghĩa. Nhãn hiệu này chỉ là sự dịch nghĩa của nhãn hiệu khác nên bị xem là tương tự về mặt ý nghĩa.
VD4: Nhãn hiệu tương tự về hình thức thể hiện
Nhận thấy hai nhãn hiệu trên có nội dung khác nhau. Nhưng hình thức thẻ hiện tương tự nhau gồm: phần hình nền, màu chữ. Và vị trí thể hiện nội dung na ná nhau. Do đó khi xét duyệt bị xem là tương tự về hình thức thể hiện gây nhầm lẫn.
4. Biện pháp để tránh dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc gây nhầm lẫn
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nên tiến hành tra cứu các trường hợp nhãn hiệu bị trùng. Hoặc nhãn hiệu hàng hóa tương tự để có hướng giải quyết tốt nhất.
Việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa bị trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn có thể thực hiện qua 2 hình thức sau:
- Tự thực hiện: Xem hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu tại bài viết: Cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhằm lẫn (chi tiết, dễ hiểu). Do đây chưa phải là chuyên môn của doanh nghiệp nên việc tự thực hiện tra cứu sẽ mất nhiều thời gian và đôi khi chưa phân tích được chính xác.
- Thông qua dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chuyên nghiệp tại ISOHA: Vì đây là lĩnh vực chuyên môn của ISOHA, kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm. Cùng với mối quan hệ thân thiết với cơ quan chức năng. Nên ISOHA luôn cho ra kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó chúng tôi còn đề xuất hướng giải quyết cho Khách hàng. Nếu không may nhãn hiệu định đăng ký bị tương tự gây nhầm lẫn. ISOHA sẽ tư vấn hướng xử lý sao cho vẫn giữ được các yếu tố cốt lõi của nhãn hiệu. Nhưng mà vẫn bảo hộ nhãn hiệu được thành công trong thời gian nhanh nhất.
Bước 2: Biện pháp xử lý khi có nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhằm lẫn
Sau khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu hàng hóa tại Bước 1 xong. Nhưng không may nhãn hiệu/thương hiệu đã có người đăng ký trước đó rồi phải phải làm sao?
Khi này sẽ có 2 trường hợp xảy ra.
❖ Trường hợp 1: Nhãn hiệu đối chứng đã được cấp văn bằng bảo hộ
Có nhiều trường hợp nhãn hiệu bị đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ bởi đối thủ cạnh tranh. Có thể họ không sản xuất, kinh doanh sản phẩm cùng loại nhưng đã đăng ký nhãn hiệu đó trong nhóm sản phẩm của mình. (Được hiểu là đi nhanh hơn mình một bước). Nguyên nhân do doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa của mình. ==> Thì doanh nghiệp nên tiến hành các thỏa thuận đàm phán nhượng lại chủ sở hữu trước khi thực hiện các thủ tục kiện tụng.
➦ Lời khuyên: Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nếu xác định kinh doanh lâu dài thì nên cân nhắc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hoặc logo, hoặc bao bì sản phẩm,… của mình ngay từ đầu. Không nên đợi đến lúc việc kinh doanh thuận lợi mới đăng ký. Khi đó sẽ xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc gây mất thời gian. Và mất chi phí khi phải chứng minh đó là nhãn hiệu/thương hiệu của mình.
❖ Trường hợp 2: Nhãn hiệu đã được đăng ký trước nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ
Có đơn vị đã nộp đơn đăng ký trước nhưng hiện chưa được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Khi này phải dựa vào chuyên môn để phân tích xem khả năng nhãn hiệu dự định đăng ký là bao nhiêu phần trăm? Có dấu hiệu bị xem là gây nhầm lẫn hay không? Nên thay thế các yếu tố nào? Để đảm bảo vẫn giữ được ý nghĩa cốt lõi của nhãn hiệu/thương hiệu. Nhưng mà vẫn đăng ký thành công?
➦ Lời khuyên: Doanh nghiệp nên liên hệ ISOHA để được tra cứu chính xác và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
5. Nguyên tắc thiết kế nhãn hiệu tránh trùng lập hoặc gây nhầm lẫn
Để hạn chế tối đa các dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu gây nhầm lẫn. Doanh nghiệp/cá nhân thiết kế nhãn hiệu nên nắm rõ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc về tên nhãn hiệu hàng hóa
Doanh nghiệp cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi đặt tên của nhãn hiệu. Thông thường sẽ tiến hành lần lượt qua 6 bước cơ bản sau:
- Xác định mục tiêu ý nghĩa của tên nhãn hiệu hàng hóa.
- Khai thác, sáng tạo về hình thức thể hiện tên.
- Xem xét, lựa chọn các phương án đặt tên.
- Tra cứu, sàng lọc tránh trường hợp nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn.
- Thăm dò, đánh giá phản ứng của đối tượng mục tiêu.
- Lựa chọn phương án cuối cùng và quyết định tên chính thức.
Nguyên tắc về nội dung của nhãn hiệu
Nội dung về thiết kế phần chữ của nhãn hiệu hàng hóa dựa trên 4 nguyên tắc sau:
- Có khả năng phân biệt và dễ dàng nhận biết.
- Ngắn gọn, dễ đọc với ngôn ngữ của địa phương.
- Gây được ấn tượng và dễ chuyển đổi sang một ngôn ngữ khác.
- Thể hiện được ý tưởng, tầm nhìn của doanh nghiệp hoặc gợi ra các ưu việt của hàng hóa.
Nguyên tắc về Logo (biểu trưng) cho nhãn hiệu hàng hóa
Tùy vào đối tượng đăng ký nhãn hiệu mà sẽ thiết kế các biểu trưng logo thích hợp. Logo thường bao gồm: phần hình hoặc phần chữ hoặc cả phần hình và phần chữ. ==> Để tăng khả năng bảo hộ lên cao nhất, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ cả hình và chữ trong logo.
Logo có thể được đăng ký màu đen trắng. Hoặc có màu sắc khác tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường hay đăng ký logo có màu sắc để tăng khả năng nhận diện với người tiêu dùng. Tạo sự ấn tượng và dễ dàng nhận biết sản phẩm hơn.
6. ISOHA – Giải pháp tối ưu hạn chế dấu hiệu trùng nhãn hiệu
Như đã trình bày trên đây, ISOHA đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với cơ quan chức năng. Và đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho rất nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Do đó chúng tôi tự tin khẳng định sẽ mang lại kết quả tra cứu nhãn hiệu chính xác. Và cung cấp dịch vụ đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa uy tín và nhanh chóng nhất.
Đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền do ISOHA thực hiện cho Khách hàng. (Ảnh độc quyền ISOHA)
Những ưu điểm nổi bật tại ISOHA được phần lớn Khách hàng đánh giá cao:
✓ Việc tra cứu nhãn hiệu hoàn toàn MIỄN PHÍ: Khách hàng có thể gửi ISOHA nhiều nhãn hiệu để tra cứu mà không mất bất kỳ chi phí nào. Nhiều dịch vụ khác sẽ thu phí tra cứu bàn đầu cho từng nhãn hiệu. Dù khách hàng có đăng ký hay không.
✓ Chi phí rẻ nhất và cam kết không phát sinh: Vì ISOHA muốn tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh cho tất cả các đơn vị, cá nhân dù lớn hay nhỏ đều có thể độc quyền thương hiệu tâm huyết của mình. Nên chúng tôi luôn cân nhắc về chi phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu rẻ nhất, cạnh tranh nhất. Nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành kết quả tốt đẹp cho khách hàng. Đặc biệt, chi phí ISOHA báo luôn là trọn gói ngay từ đầu. Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào trong quá trình làm việc.
✓ Thời gian đăng ký nhanh chóng: Có nhiều dịch vụ không thực hiện việc tra cứu nhưng vẫn trả lời với khách hàng rằng đăng ký thành công. Do đó nên việc đăng ký tại Cục Sỡ hữu trí tuệ bị kéo dài đến vài năm do phải xử lý các dấu hiệu bị trùng nhãn hiệu. Còn ở ISOHA, chúng tôi luôn tra cứu và phản hồi chính xác với khách hàng ngay từ đầu. Đồng thời đưa ra hướng giải quyết khắc phục trong trường hợp không may nhãn hiệu có dấu hiệu trùng với nhãn đã đăng ký trước đó. ==> Do thực hiện chuẩn và chính xác ngay từ đầu nên thời gian thời gian đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại ISOHA luôn là nhanh nhất.
✓ Khách hàng không phải đi lại bất kỳ lần nào: Trong quá trình thực hiện thủ tục hồ sơ, luôn có nhân viên ISOHA linh hoạt chủ động mọi việc. Chúng tôi cam kết khách hàng không phải đi lại bất kỳ lần nào cả. Mọi việc đều có ISOHA lo liệu.
==> Xem thêm:
➱ Phân biệt Nhãn hiệu hàng hóa và Bản quyền tác giả (giải thích dễ hiểu)
➱ Trình tự giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền (cập nhật mới)
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn. ISOHA mong rằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích. Giúp doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm một cách thuận lợi nhất.
Nếu Quý doanh nghiệp cần được tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác hoặc có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền nhanh chóng. ==> Vui lòng liên hệ ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất!
Xin chân thành cảm ơn!