Điều kiện sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TP chức năng) năm 2024

Posted on An toàn thực phẩm 3994 lượt xem

Điều kiện sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Thực phẩm chức năng) ngày nay được quy định KHÓ KHĂN HƠN TRƯỚC ĐÂY. Do có rất nhiều cơ sở sản xuất và quảng cáo công dụng thần thánh của sản phẩm mình nhưng chưa chứng minh được công dụng đó với Bộ Y tế.

Điều này ít nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý An toàn thực phẩm của Nhà nước. Đồng thời cũng gây bất lợi, không công bằng đối với các cơ sở luôn tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm chức năng, các cơ sở đã có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đầy đủ.

Chính vì thế, vào ngày 02/02/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP để thắt chặt các điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hơn.

Hãy cùng ISOHA tìm hiểu cụ thể sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Thực phẩm chức năng) cần điều kiện gì? Thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Điều kiện sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm những gì?

Các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại:

  • Luật an toàn thực phẩm (Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 20, Khoản 1 Điều 21).
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Khoản 1, Điều 28, Chương IX)

Cụ thể như sau:

  • Có hệ thống quản lý chất lượng (QLCL):

Cơ sở phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) ==> Để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối sản phẩm. Nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người tiêu dùng. Sự an toàn này phải xuyên suốt cho đến khi sản phẩm hết hạn sử dụng.

  • Có đủ nhân viên mà trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao:

–  Nhân viên phải được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP. Và về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan.

–  Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức. Làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau.

–  Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên. Thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm. Phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan.

  • Hệ thống nhà xưởng phải theo nguyên tắc một chiều:

Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, Dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm. Thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày đảm bảo sạch sẽ và an toàn trong sản xuất.

  • Hồ sơ ghi chép đầy đủ trong quá trình sản xuất, hoạt động:

Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối. Để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm đã sản xuất ra. Và gồm cả hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở.

  • Có quy trình hướng dẫn các thao tác trong sản xuất + Biện pháp giám sát:

Mọi thao tác trong quá trình sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn lập ra. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Đồng thời ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ. Nhằm giúp dễ dàng kiểm tra lại khi cần thiết.

  • Phải có bộ phận kiểm soát chất lượng:

Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất. Tuân theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập. Các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng; sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định.

  • Điều kiện về trường hợp gia công:

Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao. Và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm; hoặc điều kiện sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Thực phẩm chức năng).

  • Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra:

Cơ sở phải có các quy trình và thực hiện theo đúng quy trình. Phải có ghi chép, lưu giữ hồ sơ đầy đủ đối với những hoạt động giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra.

2. Lưu ý quan trọng về Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe

Các doanh nghiệp đang sản xuất TPBVSK trong nước. Hoặc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài về Việt Nam kinh doanh. Cần lưu ý điều quan trọng sau đây. (Đây là điểm mới so với các quy định trước đây về quản lý Thực phẩm BVSK).

Kể từ ngày 01/07/2019 thì:

  • Cơ sở sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ==> Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP).
  • Trường hợp nhập khẩu sản phẩm ==> Phải có giấy chứng nhận tương đương của bên nhà sản xuất.

Điều kiện sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực phẩm chức năng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần được tuân thủ các điều kiện đúng theo quy định (Ảnh độc quyền ISOHA)

3. Tìm hiểu thêm: Giải thích một số từ ngữ liên quan

➤ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) – TP BVSK

Là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Công dụng nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người. Ngoài ra, còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:

  • Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic; và chất có hoạt tính sinh học khác.
  • Chất có nguồn gốc tự nhiên bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật. Được tách ra bằng cách chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
  • Hoặc các nguồn tổng hợp của những thành phần trên.

Dạng trình bày của thực phẩm BVSK: Viên nang, viên hoàn, viên nén; chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng. Và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

➤ An toàn thực phẩm

Là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

➤  Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Là những quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) và những quy định khác đối với thực phẩm. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ và tính mạng con người.

➤  Chế biến thực phẩm

Là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống. Theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm. Hoặc tạo ra sản phẩm thực phẩm.

➤  Kiểm nghiệm thực phẩm

Là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Chất bổ sung vào thực phẩm; bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.


Quý khách hàng có nhu cầu xin giấy phép an toàn thực phẩm cho loại hình sản xuất thực phẩm BVSK, thực phẩm chức năng, xin vui lòng liên hệ ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh nhất!


ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Chat MessengerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA