11 đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP (cập nhật mới)

Posted on An toàn thực phẩm 10724 lượt xem

Đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP và đối tượng nào BẮT BUỘC phải xin giấy là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm hiện nay. Nhằm xác định xem doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh của mình có thuộc các trường hợp đó hay không để thực hiện thủ tục giấy tờ đúng quy định.

ISOHA xin chia sẽ bài viết sau đây nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định những trường hợp không cần xin giấy an toàn thực phẩm. Từ đó sẽ thực hiện đúng các thủ tục giấy phép liên quan để sản xuất, kinh doanh một cách hợp pháp.

11 đối tượng ĐƯỢC MIỄN Giấy chứng nhận VSATTP

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Theo nghị định này, 11 đối tượng KHÔNG CẦN xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định cụ thể như sau:

  1. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  3. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;
  4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  5. Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  6. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
  7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  8. Nhà hàng trong khách sạn;
  9. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  10. Kinh doanh thức ăn đường phố;
  11. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:

             ⇨ Thực hành sản xuất tốt (GMP).

             ⇨ Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

             ⇨ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

             ⇨ Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS).

             ⇨ Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC).

             ⇨ Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)

             ⇨ …hoặc các giấy chứng nhận khác tương đương với các giấy trên. (Lưu ý: Phải còn hiệu lực tính đến thời điểm hiện tại).

Các đối tượng BẮT BUỘC phải xin giấy an toàn thực phẩm

Ngoài các đối tượng được miễn giấy chứng nhận vsattp kể trên. Thì tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn lại BẮT BUỘC phải xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm.

Đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe ==> Phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Tham khảo tại đây: Điều kiện cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Căn cứ pháp lý thực hiện việc phân chia các đối tượng trên

  ─ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

  ─ Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

─ Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018;

Đối tượng áp dụng các căn cứ pháp lý:

  • Các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hoặc có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
  • Các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Hoặc có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam.

Giải thích các từ ngữ có liên quan

Để xác định rõ hơn các đối tượng được miễn giấy chứng nhận VSATTP. Thì doanh nghiệp cần hiểu thêm các định nghĩa sau:

  • Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: Là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ: Là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ: Là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên tiếng anh: Health Supplement, Dietary Supplement. Là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mục đích nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người; giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén; chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng. Và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.

Quý khách hàng nếu thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy ATTP và cần thực hiện thủ tục này. Xin vui lòng liên hệ ISOHA theo thông tin bên dưới. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh nhất!


ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Chat MessengerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA