Hiện nay, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp gồm loại hình nào?
Nghị định 15 năm 2018 NĐ của Chính Phủ ra đời đã có nhiều điểm mới thay thế các văn bản pháp luật cũ. Đồng thời cũng có nhiều thay đổi trong công tác quản lý của các Bộ ngành.
Trong phạm vi bài viết này, ISOHA sẽ phân biệt rõ những sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế và Ban quản lý ATTP hoặc Chi cục ATVSTP để tránh gây nhầm lẫn.
1. Căn cứ pháp lý phân công trách nhiệm của các Bộ ngành
Hiện nay sự phân công quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các Bộ ngành căn cứ vào các văn bản pháp luật sau:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn chưa biết loại hình sản xuất của mình phải nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hay chỉ nộp ở Ban quản lý ATTP hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm là được.
Đừng quá lo lắng, hãy cùng ISOHA tìm hiểu tiếp theo nội dung sau đây để hiểu rõ hơn.
2. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp gồm loại hình nào?
Theo Nghị định mới (Nghị định 15 năm 2018 của Chính Phú), Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. (Áp dụng kể từ ngày 01/07/2019).
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp. (Ảnh độc quyền ISOHA)
3. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Ban quản lý ATTP hoặc Chi cục ATVS thực phẩm cấp gồm loại hình nào?
Cũng theo Nghị định 15, xét về lĩnh vực Y tế thì Ban quản lý ATTP hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm địa phương sẽ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các loại hình sản xuất sau:
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên.
- Nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh.
✦ Lưu ý: Trường hợp các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là Hộ kinh doanh thì nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Ban quản lý ATTP cấp. (Ảnh độc quyền ISOHA)
4. Quy trình xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại ISOHA
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, ngành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đăng ký đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến,…
- Hướng dẫn việc khám sức khỏe theo quy định một cách nhanh – gọn.
- Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan Nhà nước, đóng phí toàn bộ chi phí.
- Tiếp đoàn thẩm định cùng cơ sở.
- Nhận giấy chứng nhận VS ATTP và giao tận tay cho Quý khách hàng.
5. Hồ sơ xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ y tế cấp
Hồ sơ đầy đủ để xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Y tế như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo mẫu quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
6. Hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp cho ISOHA
Trong các hồ sơ trên, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp cho ISOHA các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (02 bản sao y công chứng).
- Giấy khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT.
Nếu chưa có thẻ hoặc hết hạn ISOHA sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng.
7. Thời gian thực hiện thủ tục
Thời gian ISOHA thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp như sau:
- Từ 1-3 ngày ISOHA tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Trong vòng 10 ngày sau đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản thẩm định “Đạt”.
- Từ 5 ngày sau nhận giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Quý Khách hàng nếu có bất cứ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, vui lòng liên hệ ISOHA theo thông tin bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi