Giấy phép an toàn thực phẩm Kinh doanh thủy hải sản là một loại giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở đang chế biến, kinh doanh loại hình này.
Tuy nhiên văn bản pháp luật thì quy định rất nhiều, hồ sơ thủ tục khá phức tạp. Khiến nhiều cơ sở bị rối lên khi tìm tài liệu cũng như thực hiện nộp hồ sơ.
ISOHA hi vọng thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp cơ sở phần nào gỡ rối. Và hiểu rõ hơn về cách thức thực hiện xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản.
1. Đối tượng phải xin Giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản
Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ==> Đều phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi bắt đầu hoạt động.
Cụ thể các nhóm sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Ngũ cốc. Ngũ cốc đã sơ chế, chế biến. (xay xát, cắt, tách vỏ, tách cám, dạng mảnh, nảy mầm, xử lý nhiệt,…)
- Thịt và sản phẩm từ thịt.
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản.
- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả.
- Trứng và các sản phẩm từ trứng.
- Sữa tươi nguyên liệu.
- Mật ong và các sản phẩm từ mật ong.
- Thực phẩm biến đổi gen.
- Muối, đường, gia vị.
- Chè (Trà), cà phê, ca cao.
- Hạt tiêu, điều, các loại hạt (hướng dương, hạt bí, hạt dưa,…) đã hoặc chưa chế biến.
- Tổ yến. Sản phẩm nguồn gốc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm,…).
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Kinh doanh thủy hải sản do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)
2. Các bước thực hiện xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản
Bước 1: Cơ sở chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ
Hồ sơ đầy đủ theo quy định như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản theo mẫu quy định.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở. Lưu ý: Phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thủy hải sản trong danh sách ngành nghề kinh doanh của cơ sở.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở.
- Hồ sơ truy xuất nguồn gốc thủy hải sản.
- Quyết định ban hành các chương trình quản lý chất lượng: GMP, SSOP hoặc HACCP (nếu có).
- Sổ theo dõi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP.
- Sơ đồ quy trình sản xuất, kinh doanh thủy hải sản và thuyết minh quy trình.
- Sơ đồ bố trí mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và bố trí mặt bằng xung quanh.
- Danh sách xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất tại cơ sở. Lưu ý: Hiện nay giấy xác nhận kiến thức này sẽ do chủ cơ sở xác nhận, không còn đi học và đi thi tại cơ quan Nhà nước như trước đây nữa.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất tại cơ sở. Theo Thông tư 14/2013/TT-Bộ Y Tế được khám tại bệnh viện quận/huyện.
✦ Đặc biệt: Khi thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản thông qua ISOHA, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp duy nhất 2 mục sau:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở.
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên (những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh Thủy hải sản)
Trong các mục trên, nếu cơ sở chưa có giấy phép nào thì ISOHA sẽ tư vấn, hỗ trợ thực hiện nhanh chóng. Cùng với việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ sở nộp hồ sơ tại Ban quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh (Nếu cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh). Hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố (Nếu cơ sở ở tỉnh/thành phố khác).
Cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.
❋ Hồ sơ hợp lệ ==> Cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và ghi ngày hẹn trả kết quả của thủ tục.
❋ Hồ sơ chưa hợp lệ ==> Yêu cầu cơ sở bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thiếu và nộp lại.
Bước 3: Thẩm định thực tế cơ sở
Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ tổ chức đoàn thẩm định đi thẩm định thực tế tại cơ sở. Xem các điều kiện về cơ sở vật chất, về con người, môi trường xung quanh,… Có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản hay không.
❋ Nếu đủ điều kiện ==> Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản
❋ Nếu chưa đủ điều kiện ==> Yêu cầu cơ sở khắc phục các điều kiện còn thiếu để chuẩn bị cho lần thẩm định lại tiếp theo.
Bước 4: Nhận kết quả Giấy chứng nhận
Căn cứ vào ngày hẹn trả kết quả trên Giấy biên nhận mà cơ sở sẽ đến cơ quan Nhà nước. Để nhận giấy chứng nhận an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản.
Hiệu lực của giấy chứng nhận: 3 năm kết từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 6 tháng, cơ sở phải tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận (Nếu cơ sở vẫn đang còn kinh doanh loại hình này).
3. Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm kinh doanh thủy hải sản
Thời gian giải quyết thủ tục xin GCN ATTP kinh doanh thủy hải sản cụ thể như sau:
➞ Thời gian Cơ quan Nhà nước ấn định: 15 ngày làm việc.
➞ Thời gian sẽ kéo dài thêm nếu cơ sở tự thực hiện. Do đây chưa phải là chuyên môn của cơ sở nên sẽ còn nhiều thiếu sót trong khâu chuẩn bị hồ sơ, khâu khắc phục điều kiện vật chất của cơ sở, khâu đảm bảo điều kiện về người trực tiêp tham gia sản xuất, kinh doanh,… ==> Sẽ dẫn đến việc tốn nhiều thời gian, chi phí khi phải thực hiện đi thực hiện lại hồ sơ nhiều lần.
➞ Thời gian ISOHA thực hiện: Cam kết 10 – 15 ngày làm việc. Do đây là thủ tục chuyên môn của ISOHA nên chúng tôi rất tự tin để thực hiện cho Khách hàng, cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép ==> Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí.
4. Tài liệu đính kèm
➦ Tải về: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Kinh doanh thủy hải sản
➦ Tải về: Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu xin Giấy phép an toàn thực phẩm Kinh doanh thủy hải sản. Nhưng gặp khó khăn trong thủ tục xây dựng hồ sơ; hoặc không có thời gian để giải quyết vấn đề trên. Đừng lo lắng, hãy liên hệ với ISOHA ngay bây giờ theo thông tin bên dưới! Sẽ được ISOHA tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi