Khi nào phải làm lại bản tự công bố sản phẩm? Mức xử phạt khi vi phạm

Ngày đăng Công bố sản phẩm 552 lượt xem

Công ty chị đã công bố sản phẩm trong năm 2024, tuy nhiên hiện nay có sự thay đổi tên sản phẩm, các thông tin khác vẫn giữ nguyên. Vậy có cần phải làm lại bản tự công bố sản phẩm không? Có quy định xử phạt liên quan đến việc này không? – Nhờ ISOHA tư vấn giúp chị!

Câu hỏi của chị Ngọc Châu – Công ty sản xuất thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh

Khi nào phải làm lại bản tự công bố sản phẩm? Mức xử phạt khi vi phạm

1. Khi nào phải làm lại bản tự công bố sản phẩm?

Dựa theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

Nếu sản phẩm thay đổi về tên, xuất xứ hoặc thành phần cấu tạo. Tổ chức hoặc cá nhân sản xuất hoặc kinh doanh cần tiến hành tự công bố lại sản phẩm. Nếu có các thay đổi khác, tổ chức hoặc cá nhân cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi. Sau đó, gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân sẽ được tiếp tục sản xuất và kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Tóm lại, nếu có sự thay đổi một trong các yếu tố sau đây. Thì phải tiến hành làm lại bản tự công bố sản phẩm:

  • Tên sản phẩm bị thay đổi;
  • Xuất xứ sản phẩm bị thay đổi;
  • Thành phần cấu tạo sản phẩm bị thay đổi.

Theo đó, trường hợp của chị Ngọc Châu nêu trên có sự thay đổi về tên sản phẩm. Do đó bắt buộc phải tiến hành tự công bố sản phẩm lại như ban đầu.

✧ Lưu ý: Những quy định này chỉ áp dụng cho những sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.

2. Mức phạt khi không làm lại bản tự công bố sản phẩm khi có sự thay đổi

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP, việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất. Hoặc kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm sẽ bao gồm các hành vi sau đây:

Các hành vi sau đây có thể bị phạt từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng:

a) Không tuân thủ quy định về việc tự công bố lại sản phẩm, đăng ký lại bản công bố sản phẩm khi sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo.

b) Không thông báo về nội dung thay đổi bằng văn bản sau khi đã tự công bố đến cơ quan có thẩm quyền. Hoặc thông báo nhưng nội dung không phù hợp với các thay đổi của sản phẩm. Hoặc không có tài liệu phù hợp quy định của pháp luật để chứng minh cho sự thay đổi.

c) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch các nội dung trong bản tự công bố, bản công bố, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và các loại giấy tờ, tài liệu khác.

d) Không tuân thủ các quy định về sang chia, san, chiết trong sản xuất. Hoặc kinh doanh phụ gia cho thực phẩm.

e) Bày bán phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất sử dụng cho các mục đích khác.

Lưu ý: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nếu cá nhân bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Thì mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi, có thể lên tới 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Hơn nữa, theo quy định trong Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn có thể bị:

  • Mất quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản tự công bố sản phẩm trong thời gian từ 10 tháng đến 12 tháng
  • Bắt buộc thu hồi bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

✧ Lưu ý: Mức phạt này áp dụng cho các sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.

3. Những sản phẩm thuộc hình thức tự công bố sản phẩm

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến việc phải làm lại bản tự công bố sản phẩm. Thì doanh nghiệp cũng nên nắm rõ được các sản phẩm nào thuộc diện TCB. Và các sản phẩm nào được miễn TCB để làm hồ sơ một cách chính xác nhất.

3.1 Nhóm sản phẩm bắt buộc Tự công bố sản phẩm

Theo quy định của Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Sản phẩm cần thực hiện quy trình tự công bố sản phẩm bao gồm:

─ Các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;

─ Phụ gia thực phẩm;

─ Chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm;

─ Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;

─ Vật liệu, bao bì bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

3.2 Các sản phẩm được miễn Tự công bố sản phẩm

Theo quy định tại khoản Điều 4 và Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Sản phẩm được miễn tự công bố bao gồm: Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Chúng cũng có thể được sử dụng để phục vụ sản xuất nội bộ của tổ chức hoặc cá nhân. Tuy nhiên, không được bán hay tiêu thụ tại thị trường trong nước.


Qua bài viết trên, ISOHA hy vọng đã giải đáp thắc mắc về các trường hợp phải làm lại bản tự công bố sản phẩm. Cũng như mức phạt khi không tiến hành tự công bố lại sản phẩm khi có sự thay đổi.

Nếu Quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào về hồ sơ thủ tục kiểm nghiệm và công bố sản phẩm. Hãy liên hệ với ISOHA qua hotline 0909 384 449 – 0902 569 328 để được tư vấn và giải đáp miễn phí, nhanh chóng!

ISOHA kính chúc Quý khách sức khỏe và thành công!

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
error: