Việc thiết kế ra một mẫu nhãn hiệu là cả một quá trình đầu tư về thời gian, công sức của mỗi người, mỗi tổ chức. Nên khi có cá nhân khác, đơn vị khác có dấu hiệu trùng sẽ gây nhiều bất lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền của mình. Do đó, trước khi đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, chúng ta phải biết cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng không?
Việc tra cứu nhãn hiệu tương tự này vừa giúp chúng ta xem được nhãn hiệu của mình có gây nhầm lẫn. Hoặc trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó hay chưa. Vừa giúp chúng ta có thể điều chỉnh lại mẫu nhãn hiệu trước khi đăng ký. Để đảm bảo được khả năng đăng ký cao. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí khi phải sửa đi sửa lại đơn đăng ký nhiều lần.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách tra cứu nhãn hiệu có bị trùng hay không. ISOHA sẽ hướng dẫn chi tiết qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng tham khảo từng bước nhé!
Bước 1 tra cứu nhãn hiệu bị trùng: Vào trang web Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước đầu tiên trong cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không đó là; vào trang web của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. (Thư viện số về Sở hữu công nghiệp).
==> Đường link: https://www.ipvietnam.gov.vn/
Bước 2: Nhập thông tin Nhãn hiệu cần tra cứu
Khi cần tra cứu các nhãn hiệu, thương hiệu khác xem có trùng với mình hay không. Thì chúng ta sẽ chọn mục “Nhãn hiệu“.
- Điền tên nhãn hiệu bạn muốn tìm kiếm vào trường đầu tiên “Nhãn hiệu tìm kiếm“.
- Nếu biết thông tin của các trường khác như: Nhóm SP/DV, Phân loại hình, Tên sản phẩm/dịch vụ thì cũng nên điền vào để giới hạn các nhãn hiệu hiển thị nhiều nhưng không thuộc nhóm bạn cần tìm, sẽ dễ gây nhiễu.
- Sau đó nhấp vào “Tìm kiếm“.
Nhập đầy đủ thông tin nhãn hiệu cần tra cứu khả năng đăng ký.
Bước 3: Kiểm tra kết quả tra cứu nhãn hiệu
Kiểm tra kết quả tra cứu là Bước thứ 3 rất quan trọng trong cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không.
Sau khi bấm “Tìm kiếm” sẽ hiển thị ra các nhãn hiệu hoặc thương hiệu đã và đang đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ. Bạn cần xem kỹ từng nhãn hiệu để đánh giá tốt nhất khả năng gây nhầm lẫn. Hoặc trùng lặp so với nhãn hiệu của mình sắp đăng ký.
Bạn có thể nhấp vào từng số đơn để xem thông tin chi tiết của các nhãn hiệu đã đăng ký như: Ai đã đăng ký; đăng ký trong các nhóm nào; tình trạng nhãn hiệu đã được cấp bằng chưa,…
Bước 4: Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Sau khi đã có kết quả tra cứu tại Bước 3. Chúng ta sẽ tiến hành đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình.
Căn cứ để đánh giá đó là dựa vào các yếu tố bị xem là trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn của một nhãn hiệu hàng hóa. (Theo Luật Sở hữu trí tuệ).
==> Xem thêm: Dấu hiệu trùng nhãn hiệu hoặc gây nhầm lẫn cần phải biết
Từ đó, sẽ có 2 hướng kết quả xảy ra:
- Nhãn hiệu hoàn toàn không bị trùng. ==> Tiến hành nộp đơn đăng ký càng sớm càng tốt.
- Nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước. ==> Tiến hành khắc phục tại Bước 5.
Bước 5: Cách khắc phục nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn
Sau khi biết cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn hay không. Đồng thời, đã có kết quả tra cứu. Nếu không may nhãn hiệu của mình bị trùng một phần. Hoặc có chứa yếu tố gây nhầm lẫn, không có khả năng phân biệt với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó. Thì chắc chắn khi nộp đơn đăng ký, đơn sẽ bị trả ra và yêu cầu sửa đổi đơn. Hoặc nặng hơn là Cục sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Do đó, để tránh mất thời gian và chi phí sửa đơn nhiều lần. Ngay từ khi có kết quả tra cứu, bạn nên có hướng khắc phục phù hợp cho mẫu nhãn hiệu của mình. Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký.
❖ Cách khắc phục nhãn hiệu bị trùng:
Nhãn hiệu hàng hóa thường gồm 2 phần cơ bản sau:
- Phần thương hiệu: Tức là đọc thành tiếng tên thương hiệu của mình. Nếu phần này bị trùng thì nên thêm hoặc bớt chữ vào để có cách đọc khác đi. Sau đó vẫn tiến hành tra cứu lại từ đầu xem đã có ai trùng ý tưởng với mình nữa không. Cứ tiếp tục tra cứu như vậy đến khi đảm bảo chắc chắn không còn trùng hay gây nhầm lẫn nữa.
- Phần hình ảnh, màu sắc: Nếu bị trùng phần này, chúng ta nên cân nhắc thay đổi hình ảnh khác đi. Hoặc vẫn giữ lại ý nghĩa hình ảnh đó nhưng thay bằng một thiết kế khác. Đồng thời bố trí màu sắc, vị trí các khối hình ảnh khác đi,… Đảm bảo có sự phân biệt với nhãn hiệu đã đăng ký trước.
==> Xem thêm:
➱ Phân biệt Nhãn hiệu hàng hóa và Bản quyền tác giả (giải thích dễ hiểu)
➱ Trình tự giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền (cập nhật mới)
Trên đây là thông tin về cách tra cứu nhãn hiệu bị trùng hoặc gây nhầm lẫn, ISOHA mong rằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục hồ sơ một cách chính xác nhất.
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền nhưng gặp khó khăn trong thủ tục xây dựng hồ sơ hoặc không có thời gian để giải quyết vấn đề trên. Đừng lo lắng, hãy liên hệ với ISOHA ngay bây giờ theo thông tin bên dưới. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi