Hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đang hoạt động nhưng chưa xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định. Có thể vì nhiều lý do khác nhau, có thể vì chưa có thời gian, chưa am hiểu rõ thủ tục xin giấy phép, hoặc chưa biết cơ sở mình kinh doanh có thuận lợi không nên chưa dám xin giấy phép,… Tuy nhiên, vì lý do gì đi nữa thì việc chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà vẫn hoạt động thì sẽ bị mức phạt an toàn thực phẩm rất nặng.
Cùng ISOHA tìm hiểu kỹ hơn từng mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Căn cứ quy định mức phạt An toàn thực phẩm
Để siết chặt hơn vấn đề An toàn thực phẩm, ngày 04/09/2018, Nhà nước đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2018).
Theo đói, mức phạt An toàn thực phẩm tối đa được quy định như sau:
- Đối với cá nhân: 100.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: 200.000.000 đồng.
Trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này.
2. Mức phạt An toàn thực phẩm đối với Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Theo Nghị định 115 này thì xử lý vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:
Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng:
Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
Đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm. Bản công bố sản phẩm. Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Phiếu kết quả kiểm nghiệm. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và các loại giấy tờ, tài liệu khác.
❖ Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm. Đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Mức phạt An toàn thực phẩm trên đây như lời cảnh báo đối với các cá nhân, cơ sở chế biến thực phẩm chưa thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xin giấy chứng nhận không chỉ hợp thức về mặt pháp lý. Mà còn khẳng định được chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Từ đó tạo niềm tin thương hiệu đến người tiêu dùng. Giúp thương hiệu doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và phát triển thành công hơn nữa.
==> Xem thêm:
➱ Mức phạt vi phạm VSATTP Kinh doanh Dịch vụ ăn uống (cập nhật mới)
➱ Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho quán cà phê có bắt buộc không?
3. Quy trình ISOHA thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Với kinh nghiệm chuyên ngành nhiều năm và kiến thức thực tế. ISOHA đã và đang cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận ATTP cho rất nhiều doanh nghiệp.
Với những ưu điểm trong dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại ISOHA như sau:
Nếu Quý doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết về thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng, tránh mức phạt an toàn thực phẩm không đáng có. ==> Vui lòng liên hệ ISOHA qua hotline 0909 384 449 để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ nhanh nhất!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi