Hiện nay, đội thanh tra An toàn thực phẩm đang tăng cường kiểm tra chặt chẽ vấn đề vi phạm các điều kiện sản xuất, chế biến trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ví dụ như: quán ăn, nhà hàng, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, suất ăn công nghiệp,…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị vẫn chưa nắm rõ được các thông tin như: khi nào mới bị xem là vi phạm an toàn thực phẩm? Mức phạt là bao nhiêu? Hình thức xử phạt như thế nào?
Đó cũng là những câu hỏi ISOHA nhận được rất nhiều từ khách hàng đang kinh doanh dịch vụ ăn uống trong thời gian gần đây. Chính vì thế, thông qua bài viết này. ISOHA hi vọng sẽ giải đáp tất cả những vướng mắc mà khách hàng đang gặp phải. Hãy cùng ISOHA xem tiếp những nội dung bên dưới nhé!
Hiểu rõ về Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm những loại hình sau:
- Cửa hàng.
- Quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.
- Nhà hàng ăn uống.
- Cơ sở chế biến suất ăn sẵn.
- Căng tin ăn uống.
- Bếp ăn tập thể.
Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm Kinh doanh Dịch vụ ăn uống
Ngày 20 tháng 10 năm 2018, Nghị định 115/2018/NĐ-CP: NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM của Chính phủ chính thức có hiệu lực.
Tại Điều 15 của Nghị định này, Chính phủ đưa ra quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, cửa hàng ăn uống, giải khát; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay; thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh;
- Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
- Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
- Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước;
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về lưu mẫu thức ăn;
- Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
- Cống rãnh thoát nước thải khu vực chế biến bị ứ đọng; không được che kín;
- Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
- Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với:
- Hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
- Chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
- Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trừ các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3. Và các điểm a, b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với:
- Hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 đến 03 tháng. Đối với vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
Mức phạt khi KHÔNG CÓ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Tại Điều 18 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định mức phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với:
- Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với:
- Hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với:
- Hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế. Hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
*** Tham khảo: 11 cơ sở không cần xin Giấy chứng nhận VSATTP theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
ISOHA cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận VS ATTP Kinh doanh dịch vụ ăn uống trọn gói
Sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng và bất cứ loại hình nào nói chung. Bước đầu tiên quan trọng nhất là phải tuân thủ các giấy tờ pháp lý, quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của Nhà nước.
Nếu là trước đây, thì các thủ tục giấy tờ này sẽ là một sự rườm rà, khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp. Bởi việc kinh doanh đã rất bận rộn. Còn phải tốn khá nhiều thời gian để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm. Rồi đưa mẫu đi kiểm nghiệm. Hơn nữa, phải tìm hiểu các quy định pháp luật xem kết quả kiểm nghiệm mẫu đã đạt chuẩn hay chưa. Chưa kể đến việc sau đó phải lên mạng hay phải đi trực tiếp đến cơ quan nhà nước. Phải tìm hiểu, hỏi hang các thủ tục để về chuẩn bị hồ sơ,… Rất rất nhiều thủ tục giấy tờ làm mất quá nhiều thời gian quý báu của doanh nghiệp.
ISOHA thấu hiểu được nỗi lo lắng và khó khăn trên của Quý doanh nghiệp. Do đó, ISOHA đã và đang cung cấp đến Quý khách dịch vụ đăng ký giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Kinh doanh dịch vụ ăn uống nói riêng và nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nói chung.
— Hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp: Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao y công chứng) + Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh. (Còn lại tất cả các thủ tục, hồ sơ phức tạp khác ISOHA sẽ thực hiện hết cho Quý khách).
— Thời gian: ISOHA thực hiện trong 15 – 20 ngày làm việc.
— Chi phí: Liên hệ thông tin bên dưới để nhận được chi phí tốt nhất.
Doanh nghiệp sẽ chỉ mất một khoản chi phí nhỏ ban đầu để sử dụng dịch vụ đăng ký Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tuy nhiên lợi ích về sau này là mãi mãi. Vừa tuân thủ đúng quy định pháp luật, vừa tạo lòng tin với người tiêu dùng. Điều này thì sẽ giúp lợi nhuận Doanh nghiệp nhận lại được rất lớn. Do đó đừng ngần ngại, hãy tiết kiệm quỹ thời gian quý báu bằng cách liên hệ ngay ISOHA để được tư vấn MIỄN PHÍ. Và thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm một cách nhanh chóng nhất nhé!
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi