Nhiều người còn nhầm lẫn giữa các loại giấy phép môi trường và không biết đối với cơ sở của mình thì phải xin loại giấy phép môi trường nào thì hợp pháp?
Khi nào thì phải lập đề án bảo môi trường chi tiết, khi nào lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản, báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường khác nhau như thế nào? Khi nào thì phải làm báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.
Nhìn chung có 5 loại giấy phép môi trường sau:
- Đánh giá môi trường chiến lược.
- Đánh giá tác động môi trường.
- Cam kết bảo vệ môi trường.
- Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Hãy cùng ISOHA tìm hiểu cụ thể từng loại giấy phép môi trường thông qua bài viết sau nhé!
1. Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược
- Khái niệm
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
- Đối tượng
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển.
- Thời điểm thực hiện
Thực hiện đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Đánh Giá Tác Động Môi Trường
- Khái niệm
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
- Đối tượng
Dự án đầu tư cụ thể (Ví dụ: dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, dự án thăm dò dầu khí, dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng,…).
- Thời điểm lập
Chưa đi vào hoạt động.
3. Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường
Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất thì phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường (tương đương kế hoạch bảo vệ môi trường).
- Đối tượng
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Thời điểm lập
Chưa đi vào hoạt động.
4. Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Chi Tiết
- Đối tượng
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thời điểm lập
Đã đi vào hoạt động.
5. Đề Án Bảo Vệ Môi Trường Đơn Giản
- Đối tượng
Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Thời điểm lập
Đã đi vào hoạt động.
Bảng Phân Loại Các Giấy Phép Môi Trường
BẢNG PHÂN LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG THEO ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN LẬP
Mục | Đối tượng | Thời điểm lập |
Đánh giá môi trường chiến lược | Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển | Thực hiện đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch |
Đánh giá tác động môi trường | Dự án đầu tư cụ thể | Chưa đi vào hoạt động |
Cam kết bảo vệ môi trường | Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ | Chưa đi vào hoạt động |
Đề án bảo vệ môi trường chi tiết | Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 | Đã đi vào hoạt động |
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản | Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 | Đã đi vào hoạt động |
BẢNG PHÂN LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG THEO QUY MÔ VÀ CƠ QUAN CẤP
Quy mô | Đã hoạt động | Chưa hoạt động | Cơ quan cấp |
Lớn | Đề án bảo vệ môi trường chi tiết | Đánh giá tác động môi trường | Sở Tài Nguyên và môi trường tỉnh/thành phố |
Nhỏ | Đề án bảo vệ môi trường đơn giản | Cam kết bảo vệ môi trường | Phòng tài nguyên và môi trường quận/huyện |
Cấp độ cao nhất và quy mô lớn nhất là Đánh giá môi trường chiến lược do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp phép.
Trên đây là những thông tin về các loại Giấy phép môi trường, ISOHA hi vọng doanh nghiệp sẽ xác định được cơ sở mình cần phải xin loại giấy phép nào phù hợp và đúng theo quy định.
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi