Giấy phép môi trường là giấy do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép tổ chức, cá nhân được quyền thực hiện một hoặc một số hoạt động bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường được lập khi cơ sở không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường.
Nội dung chính
1. Các loại Giấy phép môi trường hiện nay
Tính đến thời điển hiện nay có một số loại giấy phép bảo vệ môi trường như sau:
- Giấy phép khai thác nước dưới đất.
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Ngoài ra còn có một số loại giấy phép môi trường như sau:
- Giấy phép nghiệm thu công trình xử lý nước, khí thải.
- Giấy phép nghiệm thu môi trường tổng thể.
- Sổ chủ nguồn thải ( sổ chủ nguồn thải là nhà quản lý môi trường nắm toàn bộ quy trình xử lý rác thải nguy hại của các đơn vị, doanh nghiệp).
- Cam kết bảo vệ môi trường (Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án không thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường).
- Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ ( nhằm mục đích ngăn chặn các hậu quả xấu về môi trường do sản xuất và dịch vụ gây ra).
- Đánh giá tác động môi trường ( là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh,quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường).
2. Hồ sơ xin Bản cam kết bảo vệ môi trường
Nhìn chung, một hồ sơ để xin giấy phép môi trường, gồm cả lập Cam kết bảo vệ môi trường gồm các mục sau:
- Đơn xin cấp giấy phép về môi trường.
- Bản kê khai hiện trạng về môi trường.
- Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với các cơ sở phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường) hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (đối với cơ sở phải lập bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường).
- Giấy xác nhận kiểm soát ô nhiễm của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp cho cơ sở.
3. Những lưu ý khi lập Bản cam kết bảo vệ môi trường
- Đối tượng:
Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý của nhà nước về môi trường và với cộng đồng. Thông qua việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
- Thời điểm lập:
Thời điểm đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định như sau:
➱ Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
➱ Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc có các hạng mục xây dựng công trình đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng.
➱ Trường hợp dự án không có hạng mục xây dựng công trình, chủ dự án có trách nhiệm đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi khởi công dự án.
Trên đây là hồ sơ và những lưu ý khi lập Bản Cam kết bảo vệ môi trường, ISOHA hi vọng thông qua bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích. Giúp doanh nghiệp thực hiện các loại giấy phép môi trường một cách đúng quy định, tránh những trường hợp bị phạt không đáng có.
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi