QCVN 8-2:2011/BYT Giới hạn ô nhiễm Kim loại nặng trong thực phẩm (Có Mục lục dễ tra cứu)

Posted on Văn bản pháp luật 2485 lượt xem

QCVN 8-2:2011/BYT Quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm. Doanh nghiệp nên tham khảo có thể xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng theo quy định cho sản phẩm của mình.

ISOHA xin mời Quý doanh nghiệp xem chi tiết nội dung của QCVN 8-2:2011/BYT như sau:

QCVN 8-2:2011/BYT Giới hạn ô nhiễm Kim loại nặng trong thực phẩm

QCVN 8-2:2011/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

ĐỐI VỚI GIỚI HẠN Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG THỰC PHẨM

National technical regulation on the limits of heavy metals contamination in food

Lời nói đầu

QCVN 8-2:2011/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm hóa học và sinh học biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm và các yêu cầu quản lý có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

2.1. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng.

2.2. Tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: mức tối đa (ML-maximum limit) hàm lượng kim loại nặng đó được phép có trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg hoặc mg/l).

3.2. Thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng: các thực phẩm, nhóm thực phẩm quy định tại Mục II (Quy định kỹ thuật) của quy chuẩn này.

3.3. Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời (Provisional Tolerable Weekly Intake) (PTWI): lượng một chất ô nhiễm kim loại nặng được đưa vào cơ thể hàng tuần mà không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người (đơn vị tính: mg/kg thể trọng)

3.4. AOAC (Association of Official Analytical Chemists): Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống.

Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời

TTKim loại nặngPTWI

(mg/kg thể trọng)

Ghi chú
1Arsen (As)0,015Tính theo arsen vô cơ
2Cadmi (Cd)0,007
3Chì (Pb)0,025
4Thủy ngân (Hg)0,005
5Methyl thủy ngân (MeHg)0,0016
6Thiếc (Sn)14

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Giới hạn ô nhiễm arsen (As) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg hoặc mg/l)

1Các sản phẩm sữa dạng bột0,5
2Các sản phẩm sữa dạng lỏng0,5
3Các sản phẩm phomat0,5
4Các sản phẩm chất béo từ sữa0,5
5Các sản phẩm sữa lên men0,5
6Dầu và mỡ động vật0,1
7Bơ thực vật, dầu thực vật0,1
8Rau khô, quả khô1,0
9Chè và sản phẩm chè1,0
10Cà phê1,0
11Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)1,0
12Gia vị (không bao gồm bột cà ri)5,0
13Bột cà ri1,0
14Muối ăn0,5
15Đường1,0
16Mật ong1,0
17Nước khoáng thiên nhiên0,01
18Nước uống đóng chai0,01
19Nớc chấm1,0
20Dấm0,2

2. Giới hạn ô nhiễm cadmi (Cd) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg hoặc mg/l)

1Các sản phẩm sữa dạng bột1,0
2Các sản phẩm sữa dạng lỏng1,0
3Các sản phẩm phomat1,0
4Các sản phẩm chất béo từ sữa1,0
5Các sản phẩm sữa lên men1,0
6Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm0,05
7Thịt ngựa0,2
8Gan trâu, gan bò, gan lợn, gan cừu, gan gia cầm, gan ngựa0,5
9Thận trâu, thận bò, thận lợn, thận cừu, thận gia cầm, thận ngựa1,0
10Rau họ thập tự (cải)0,05
11Hành0,05
12Rau ăn quả (không bao gồm cà chua, nấm)0,05
13Rau ăn lá0,2
14Rau họ đậu0,1
15Rau ăn củ và ăn rễ (không bao gồm khoai tây chưa gọt vỏ, cần tây)0,1
16Rau ăn thân0,1
17Nấm0,2
18Ngũ cốc (không bao gồm lúa mì, gạo, cám, mầm)0,1
19Gạo trắng0,4
20Lúa mì0,2
21Chè và sản phẩm chè1,0
22Cà phê1,0
23Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)1,0
24Gia vị (bao gồm bột cà ri)1,0
25Muối ăn0,5
26Đường1,0
27Mật ong1,0
28Thực phẩm bổ sung
Có nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm từ rong biển3,0
Không có nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm từ rong biển1,0
29Nước khoáng thiên nhiên0,003
30Nước uống đóng chai0,003
31Nước chấm1,0
32Dấm1,0
33Cá cơm, cá ngừ, cá vền hai sọc, cá chình, cá đối mục, cá sòng Nhật Bản, cá Luvar, cá mòi, cá trích0,1
34Cơ thịt cá kiếm0,3
35Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn)0,5
36Nhuyễn thể hai mảnh vỏ2,0
37Nhuyễn thể chân đầu (không bao gồm nội tạng)2,0
38Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác0,05

3. Giới hạn ô nhiễm chì (Pb) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg hoặc mg/l)

1Các sản phẩm sữa dạng bột (tính theo 1000ml sữa pha chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất – ready to use)0,02
2Các sản phẩm sữa dạng lỏng (sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng)0,02
3Các sản phẩm phomat0,02
4Sữa cô đặc (sữa đặc), sữa gầy cô đặc (sữa đặc) có bổ sung chất béo thực vật (tính theo 1000ml sữa pha chuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất)0,02
5Các sản phẩm chất béo từ sữa0,02
6Các sản phẩm sữa lên men0,02
7Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gia cầm0,1
8Phụ phẩm của trâu, bò, lợn, gia cầm0,5
9Dầu và mỡ động vật0,1
10Bơ thực vật, dầu thực vật0,1
11Rau họ thập tự (cải) (không bao gồm cải xoăn)0,3
12Hành0,1
13Rau ăn quả (không bao gồm nấm)0,1
14Rau ăn lá (không bao gồm rau bina)0,3
15Rau họ đậu0,2
16Rau ăn củ và ăn rễ (bao gồm khoai tây đã gọt vỏ)0,1
17Nấm0,3
18Ngũ cốc0,2
19Các loại quả nhiệt đới0,1
20Các loại quả mọng0,2
21Các loại quả có múi0,1
22Các loại quả họ táo, lê0,1
23Các loại quả có hạt0,1
24Thạch và mứt (mứt quả)1,0
25Rau khô, quả khô2,0
26Rau, quả đóng hộp1,0
27Chè và sản phẩm chè2,0
28Cà phê2,0
29Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)2,0
30Gia vị (bao gồm bột cà ri)2,0
31Muối ăn2,0
32Đường tinh luyện0,5
33Mật ong2,0
34Thức ăn công thức dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (chế biến ăn liền theo hướng dẫn của nhà sản xuất – ready to use)0,02
35Thực phẩm bổ sung3,0
36Nước ép rau, quả (bao gồm necta, uống liền)0,05
37Nước khoáng thiên nhiên0,01
38Nước uống đóng chai0,01
39Rượu vang0,2
40Nước chấm2,0
41Dấm0,5
42Cơ thịt cá0,3
43Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn)0,5
44Nhuyễn thể hai mảnh vỏ1,5
45Nhuyễn thể chân đầu (không bao gồm nội tạng)

1,0

4. Giới hạn ô nhiễm thủy ngân (Hg) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg hoặc mg/l)

1Các sản phẩm sữa dạng bột0,05
2Các sản phẩm sữa dạng lỏng0,05
3Các sản phẩm phomat0,05
4Các sản phẩm chất béo từ sữa0,05
5Các sản phẩm sữa lên men0,05
6Chè và sản phẩm chè0,05
7Cà phê0,05
8Cacao và sản phẩm cacao (bao gồm sôcôla)0,05
9Gia vị (bao gồm bột cà ri)0,05
10Muối ăn0,1
11Đường0,05
12Mật ong0,05
13Thực phẩm bổ sung0,1
14Nước khoáng thiên nhiên0,001
15Nước uống đóng chai0,006
16Nước chấm0,05
17Dấm0,05
18Cá vây chân, cá da trơn, cá ngừ, cá chình, cá sơn, cá tuyết, cá bơn lưỡi ngựa, cá cờ, cá bơn buồm, cá phèn, cá nhông lớn, cá tuyết nhỏ, cá nhám góc, cá đuối, cá vây đỏ, cá cờ lá, cá hố, cá bao kiếm, cá vền biển, cá mập, cá thu rắn, cá tầm, cá kiếm1,0
19Giáp xác (không bao gồm phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn)0,5
20Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác0,5

5. Giới hạn ô nhiễm methyl thủy ngân (MeHg) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg )

1Cá (không bao gồm các loại cá ăn thịt)0,5
2Cá ăn thịt (cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá măng và các loại cá khác)1,0

6. Giới hạn ô nhiễm thiếc (Sn) trong thực phẩm

TTTên thực phẩmML

(mg/kg hoặc mg/l)

1Các sản phẩm sữa dạng bột (đựng trong bao bì tráng thiếc)250
2Các sản phẩm sữa dạng lỏng (đựng trong bao bì tráng thiếc)250
3Các sản phẩm phomat (đựng trong bao bì tráng thiếc)250
4Các sản phẩm chất béo từ sữa (đựng trong bao bì tráng thiếc)250
5Các sản phẩm sữa lên men (đựng trong bao bì tráng thiếc)250
6Thịt nấu chín đóng hộp (thịt băm, thịt đùi lợn, thịt vai lợn), thịt bò muối, thịt chế biến đóng hộp
Sản phẩm trong hộp tráng thiếc200
Sản phẩm trong các loại hộp không tráng thiếc50
7Rau, quả đóng hộp250
8Đồ uống đóng hộp150
9Các thực phẩm đóng hộp khác250

III. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Phương pháp thử

Yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo các phương pháp dưới đây (có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương):

2.1. Phương pháp xác định hàm lượng arsen

□ TCVN 7601: 2007: Thực phẩm. Xác định hàm lượng arsen bằng phương pháp bạc dietyldithiocacbamat.

□ TCVN 7770: 2007 (ISO 17239: 2004): Rau, quả và sản phẩm rau, quả – Xác định hàm lượng arsen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử giải phóng hydrua.

□ TCVN 6626: 2000 (ISO 11969:1996) Chất lượng nước – Xác định hàm lượng arsen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

□ AOAC 973.78 Arsenic (total) Residues in Animal Tissues – Spectrophotometric Method (Tồn dư arsen tổng số trong mô động vật – Phương pháp quang phổ).

□ AOAC 986.15: Arsenic, cadmium, lead, selenium and zinc in human and pet foods (Arsen, cadmi, chì, selen và kẽm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi).

2.2. Phương pháp xác định hàm lượng chì

□ TCVN 7602: 2007 (AOAC 972.25): Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

□ TCVN 7766: 2007 (ISO 6633: 1984): Rau, quả và sản phẩm rau, quả – Xác định hàm lượng chì – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.

□ TCVN 8126: 2009: Thực phẩm. Xác định hàm lượng chì, cadmi, kẽm, đồng và sắt. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sau khi đã phân hủy bằng vi sóng.

2.3. Phương pháp xác định hàm lượng cadmi

□ TCVN 7603: 2007 (AOAC 973.34): Thực phẩm. Xác định hàm lượng cadmi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.

□ TCVN 7768-1: 2007 (ISO 6561-1: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả – Xác định hàm lượng cadmi. Phần 1: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.

□ TCVN 7768-2: 2007 (ISO 6561-2: 2005): Rau, quả và sản phẩm rau, quả – Xác định hàm lượng cadmi. Phần 2: Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

2.4. Phương pháp xác định hàm lượng thiếc

□ TCVN 7788: 2007: Đồ hộp thực phẩm – Xác định hàm lượng thiếc bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.

□ TCVN 7769: 2007 (ISO 17240: 2004): Sản phẩm rau, quả – Xác định hàm lượng thiếc – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

2.5. Phương pháp xác định hàm lượng thủy ngân

□ TCVN 7604: 2007 (AOAC 971.21): Thực phẩm. Xác định hàm lượng thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa.

□ TCVN 7877: 2008 (ISO 5666: 1999): Chất lượng nước – Xác định thủy ngân.

2.6. Phương pháp xác định hàm lượng methyl thủy ngân

□ AOAC 983.20: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua – Phương pháp sắc ký khí).

□ AOAC 988.11: Mercury (methyl) in fish and shellfish: Rapid gas chromatographic method (Methyl thủy ngân trong cá và tôm cua – Phương pháp sắc ký khí nhanh).

□ AOAC 990.04: Mercury (methyl) in seafood: Liquid chromatographic – atomic absorption spectrophotometric method (Methyl thủy ngân trong hải sản – Phương pháp sắc ký lỏng – quang phổ hấp thụ nguyên tử).

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Các sản phẩm thực phẩm quy định tại Mục II – Quy định kỹ thuật phải được kiểm tra an toàn để đảm bảo sản phẩm không chứa kim loại nặng vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định tại Quy chuẩn này. Việc kiểm tra các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

V. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

Tổ chức các nhân không được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chứa kim loại nặng vượt quá giới hạn ô nhiễm quy định trong quy chuẩn này.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.


==> Xem thêm:

➱   QCVN 8-1:2011/BYT Giới hạn ô nhiễm Độc tố vi nấm trong thực phẩm

   QCVN 8-3:2012/BYT Giới hạn ô nhiễm Vi sinh vật trong thực phẩm

   Quyết định 46/2007/QĐ-BYT giới hạn ô nhiễm sinh học, hóa học trong thực phẩm

   Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định mới về an toàn thực phẩm

   Danh sách Phòng Kiểm Nghiệm được công nhận (2022 mới nhất)

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Chat MessengerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA