Tóm tắt nghị định 15/2018/NĐ-CP nội dung về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm:
Cơ quan ban hành: Chính Phủ.
Ngày ban hành: 02/02/2018.
Ngày có hiệu lực: 02/02/2018
Văn bản bị thay thế, bãi bỏ:
Thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Bãi bỏ Chương II Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Nội dung chính của nghị định số 15/2018/NĐ – CP:
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:
Các lưu ý về thủ tục tự công bố sản phẩm
Trong đó, đáng lưu ý là quy định cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ. Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
Về đăng ký bản công bố sản phẩm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
Hình ảnh: Phụ gia thực phẩm
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Những cơ sở không cần phải xin giấy phép VS ATTP bao gồm:
Yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng
Các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
Thủ tục hành chính do địa phương thực hiện: 05 thủ tục
Qua bài viết “Tóm tắt Nghị định 15/2018/NĐ-CP về ATTP ngắn gọn, dễ hiểu”. ISOHA mong rằng đã giúp doanh nghiệp hiểu và nắm rõ hơn về Nghị định 15 của chính phủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ ISOHA qua ☎ 0909.384.449. Quý Doanh nghiệp sẽ nhận được dịch vụ tư vấn tận tình, miễn phí và sẽ được hỗ trợ nhanh chóng.
Tải bản đầy đủ của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép
Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi