Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu thì đúng quy định hiện nay?

Posted on Kiểm nghiệm sản phẩm 9228 lượt xem

Lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm là một khái niệm mang tính chuyên ngành. Do đó, một số thông tin liên quan đến kiểm nghiệm thực phẩm như: kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu? Nguyên tắc  xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm? Bảng giá kiểm nghiệm hiện nay?,…vẫn chưa được nhiều người thực sự hiểu rõ.

Kiểm nghiệm thực phẩm là một khâu đầu tiên và bắt buộc. Điều mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm phải thực hiện. Qua đó, kiểm soát được chất lượng thực phẩm. Nếu kết quả kiểm nghiệm đạt quy định pháp luật cũng đồng nghĩa với việc khẳng định uy tín của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Hơn nữa, sẽ bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng khi dùng sản phẩm của mình.

Bài viết sau đây ISOHA sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết giúp bạn có thêm hiểu biết về lĩnh vực kiểm nghiệm sản phẩm.

1. Kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu?

1.1 Tại sao phải kiểm nghiệm?

Khi làm một việc gì cũng phải hiểu  tại sao lại làm điều đó? Do đó, hãy cùng ISOHA điểm qua một số lý do thiết yếu mà các doanh nghiệp phải kiểm nghiệm sản phẩm:

  • Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu chất lượng không. Thêm nữa là có đảm bảo cho quá trình sản xuất không. Qua đó, để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng không.
  • Kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm nhằm khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và đạt an toàn thực phẩm.
  • Ngoài ra kết quả kiểm nghiệm cũng thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm về các chỉ tiêu chất lượng. Ngoài ra, còn thể hiện độ an toàn của sản phẩm thông qua các chỉ tiêu an toàn. (Chỉ tiêu kim loại, vi sinh vật, độc tố vi nấm, thuốc bảo vệ thực vật,…).
  • Kiểm nghiệm thực phẩm là khâu bắt buộc trước khi tiến hành công bố sản phẩm. Gồm nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước,… Sau đó, trong quá trình kinh doanh, sản phẩm lại phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định pháp luật.

1.2 Khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm

Tuy Luật an toàn thực phẩm 55/2010/QH12 đã quy định chung các yêu cầu kiểm nghiệm. Nhưng trên thực tế, mỗi một sản phẩm tùy theo bản chất sẽ có những chỉ tiêu bắt buộc kiểm nghiệm khác nhau. Từ đó dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề trong kiểm nghiệm thực phẩm như sau:

  • Có sản phẩm sẽ có một Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) quy định riêng. Có sản phẩm lại không có QCVN riêng mà thay vào đó là việc áp dụng các QCVN chung khác.  Hoặc các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).. Văn bản pháp luật càng nhiều, doanh nghiệp càng gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin và đưa ra kết quả cuối cùng. Kết quả dẫn đến là có thể chọn sai chỉ tiêu kiểm nghiệm.
  • Đối với những sản phẩm chưa có QCVN, chưa có TCVN cần phải hiểu rõ đặc tính của sản phẩm. Để xây dựng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Khi chưa nắm rõ được nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm, doanh nghiệp dễ mắc phải sai lầm là xây dựng chỉ tiêu càng nhiều. Vì tâm lý đang hiểu càng nhiều thì sẽ càng đúng. Từ đó, thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài, chi phí kiểm nghiệm càng cao. Dĩ nhiên, điều này cũng lặp lại khi kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm.
  • Quy cách lấy mẫu bao nhiêu là đủ và cách bảo quản mẫu kiểm nghiệm như thế nào là đúng. Nếu không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kiểm nghiệm như kết quả không chính xác. Phải tốn thời gian kiểm lại nhiều lần. Từ đó ảnh hưởng đến các giấy tờ khác như Công bố sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm,…

1.3 Kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu thì đúng quy định

Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay có thể do nhiều trung tâm hay viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia cung cấp. Chỉ cần các đơn vị đó hoạt động có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước. (Chứng chỉ ISO/IEC 17025: Tiêu chuẩn quốc tế về công nhận phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu chung về năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn bởi tổ chức VILAS, Quyết định về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp của Bộ Công Thương,…). Thì kết quả sẽ được công nhận và có giá trị pháp lý.

Tham khảo: Danh sách các phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Phòng kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn

Phòng kiểm nghiệm thực phẩm đạt chuẩn.

1.4 Bảng giá kiểm nghiệm thực phẩm hiện nay

Vì mỗi sản phẩm sẽ có tính chất và các văn bản pháp luật quy định chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau. Do đó Quý khách vui lòng liên hệ Hotline ISOHA: 0909 384 449 để được tư vấn cụ thể, chính xác và tiết kiệm chi phí nhất.

2. Nguyên tắc để xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

2.1 Nguyên tắc để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm

Để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Đối với những sản phẩm đã có QCVN Chỉ tiêu kiểm nghiệm của các sản phẩm bắt buộc phải xây dựng theo QCVN tương ứng.
Đối với những sản phẩm chưa có QCVNChỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên:

 

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT: Quyết định về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
  • TCVN đối với từng sản phẩm cụ thể. Nếu chưa có TCVN thì có thể tham khảo các Quyết định của từng địa phương đối với sản phẩm đó.

2.2 Kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì?

Thông thường, thực phẩm sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:

Chỉ tiêu kiểm nghiệmNội dung
Chỉ tiêu cảm quanBao gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…
Chỉ tiêu hóa lý, chất lượngPhân tích thành phần dinh dưỡng: Năng lượng, protein, lipid, chất xơ, vitamin,…
Chỉ tiêu vi sinh vậtVi sinh vật hiếu khí, Coliform, E Coli, Salmonella,…
Chỉ tiêu kim loại nặng độc hại Chì, Cadimi, Asen, Thủy ngân, Đồng,…
Chỉ tiêu độc tố vi nấmAflatoxin tổng số, Aflatoxin B1, ochratoxin,…
Hàm lượng các hóa chất không mong muốnDư lượng thuốc thú y. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Tùy theo bản chất của từng loại sản phẩm mà có thể thêm hoặc bớt các chỉ tiêu. Nhằm phù hợp nhu cầu sản xuất và đúng quy định pháp luật. Đảm bảo việc xin các giấy chứng nhận liên quan đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Ví dụ như: Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS,…

3. Kiểm nghiệm thực phẩm nhanh chỉ trong 2 – 3 ngày

Để tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động của cơ sở mình. Quý doanh nghiệp không cần phải suy nghĩ đến việc phải kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu. Cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào. Vì ISOHA – tự hào là đơn vị tư vấn nhiều năm kinh nghiệm: xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm để công bố chất lượng thực phẩm, xin giấy phép An toàn thực phẩm cho cơ sở, thực hiện kiểm nghiệm sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ).

Khách hàng sẽ nhanh chóng nhận được kết quả kiểm nghiệm chính xác. Phù hợp yêu cầu của pháp luật và tiết kiệm nhất chi phí.

ISOHA hướng dẫn kiểm nghiệm thực phẩm ở đâu thì đúng quy định

Mẫu Kết quả kiểm nghiệm ISOHA đã thực hiện cho Khách hàng (Ảnh độc quyền ISOHA)

ISOHA xin giới thiệu đến Quý doanh nghiệp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm trọn gói tại ISOHA bao gồm các bước sau:

Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn các vấn đề khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.

Tư vấn và xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho từng sản phẩm phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

ISOHA sẽ đến Khách hàng lấy mẫu. (Khách hàng không cần phải đi lại bất cứ lần nào). Gửi mẫu đến Trung tâm kiểm nghiệm được công nhận và tiến hành kiểm định.

 Đối chiếu Kết quả kiểm nghiệm với quy định pháp luật để Khách hàng có thể thấy được chất lượng sản phẩm Đạt/Chưa đạt để cải thiện lại quá trình sản xuất của mình.

Hỗ trợ tư vấn và xử lý các vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm sản phẩm.

Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp: Mẫu sản phẩm.

Thời gian tiến hành:

  • Kiểm thường: 5 ngày (tùy theo chỉ tiêu và tính chất của sản phẩm có thể sớm hơn).
  • Kiểm nhanh: ISOHA nhận kiểm nghiệm nhanh trong 2 – 3 ngày (khi Khách hàng cần gấp kết quả kiểm nghiệm).

Giấy chứng nhận Kết quả kiểm nghiệm có giá trị trên toàn quốc. Và được sự chấp thuận của các cơ quan: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Ban Quản Lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế các tỉnh thành, Hải quan, Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp… và các chi cục trực thuộc.


Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho sản phẩm của mình. Hoặc cần tìm dịch vụ Kiểm nghiệm sản phẩm uy tín, nhanh chóng. ==> Vui lòng liên hệ với ISOHA theo thông tin bên dưới để được chuyên viên tư vấn chi tiết và hỗ trợ một cách tốt nhât!


ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Chat MessengerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA