Tại Sao Cần Phải Công Bố Chất Lượng Sản Phẩm Nhập Khẩu Tại Việt Nam
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng (hay còn gọi là công bố chất lượng) là một thủ tục không chỉ để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông một cách hợp pháp trên thị trường.
- Với những sản phẩm khi đã được qua công bố sẽ đảm bảo an toàn về chỉ tiêu chất lượng, các chỉ tiêu an toàn như: kim loại nặng, độc tố vi nấm hay chỉ tiêu vi sinh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, …những chỉ tiêu này được trung tâm kiểm nghiệm mà Nhà nước công nhận/chỉ định kiểm nghiệm và chứng nhận cho sản phẩm. Do đó, sản phẩm đã qua công bố sẽ được người tiêu dùng tin tưởng hơn và qua đó sẽ tăng hiệu suất kinh doanh và khả năng tiêu thụ của sản phẩm, hàng hóa. Và điều tất nhiên là sẽ nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Với mỗi sản phẩm dịch vụ hàng hóa môi trường khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau trong việc công bố. Những sản phẩm thực phẩm nói riêng và các sản phẩm khác nói chung nếu được chứng nhận chất lượng sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại khi chưa được chứng nhận vì vậy mà hoạt động chứng nhận sản phẩm đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm (công bố sản phẩm) cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
- Ngoài ra qua quá trình kiểm nghiệm sản phẩm, có thể phát hiện được sự không phù hợp của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Từ đó cần tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường, các sản phẩm có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng. Sau đó tiến hành điều tra nguyên nhân, đề ra các biện pháp khắc phục sự không phù hợp, thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Nhà nước về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi đưa các sản phẩm hàng hóa trở lại thị trường tiêu thụ.
Thủ Tục Công Bố Sản Phẩm Nhập Khẩu Tại Việt Nam
Cơ sở pháp lý
Phân loại công bố sản phẩm nhập khẩu
1/ Đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
1.1 Đối tượng thực hiện
Doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm sau đây bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu.
1.2 Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cụ thể như sau:
Trong Thành phố Hồ Chí Minh: Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Địa chỉ: Số 18 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ 2 - thứ Sáu (buổi sáng từ 7h30 – 11h30, buổi chiều từ 13h00 đến 16h30) hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Ở các khu vực khác: Cũng thực hiện chuẩn bị hồ sơ như trên và nộp tại Chi cục an toàn thực phẩm thuộc tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Riêng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
Bước 2: Cơ quan Nhà nước tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định nhà nước thì sẽ tiếp nhận và in Biên nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ
Bước 3: Thời gian thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế) hoặc theo dấu đến của cơ quan Nhà nước tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm, Cơ quan Nhà nước sẽ cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với việc đăng ký bản công bố sản phẩm: Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Trong 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng.
Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của Doanh nghiệp hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan Nhà nước phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đó. Điểm mới so với các quy định trước khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành đó là Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 4: Nhận giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
Doanh nghiệp căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận hồ sơ để đến nhận kết quả Công bố sản phẩm nhập khẩu (Nếu nộp trực tiếp) hoặc nhận File Giấy chứng nhận (Nếu nộp online tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế).
1.3 Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
2/ Tự công bố sản phẩm nhập khẩu
2.1 Đối tượng thực hiện
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu đối với: Sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Lưu ý: Các sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
2.2 Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Những Lưu Ý Chung Khi Công Bố Chất Lượng Sản Phẩm Nhập Khẩu
Tại Sao Nên Chọn Dịch Vụ Công Bố Chất Lượng Sản Phẩm Nhập Khẩu Của ISOHA?
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các Doanh nghiệp, ISOHA được nhiều đối tác biết đến qua phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, ISOHA luôn cam kết cung cấp cho quý khác hàng những dịch vụ nhanh chóng về thời gian, tiết kiệm về chi phí, uy tín về chất lượng và hậu mãi về sau này.
ISOHA chuyên về tư vấn các dịch vụ pháp lý như : Tư vấn an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, Tư vấn công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước, Tư vấn sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả, Tư vấn luật doanh nghiệp, Tư vấn đăng ký lưu hành sản phẩm….
Với quy trình làm việc tư duy và khoa học chắc chắn quý doanh nghiệp sẽ cảm thấy hài lòng và yên tâm khi hợp tác với chúng tôi.
Chúng tôi không chỉ tư vấn mà còn cung cấp các văn bản pháp luật mới nhất đến quý khách hàng, hướng dẫn miễn phí các thủ tục hồ sơ liên quan đến dịch vụ mà quý khách đang thực hiện.
Mọi thắc mắc về vấn đề có liên quan xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với ISOHA qua thông tin sau:
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
"Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mọi thứ, điều quan trọng là bạn phải biết ai có thể làm được điều đó thay bạn! Bạn chỉ cần liên hệ, mọi việc còn lại hãy để ISOHA lo!"
ISOHA cam kết dịch vụ: Nhanh chóng - Chính xác - Trọn gói - Tiết kiệm - Hậu mãi
- Làm thế nào để công bố tiêu chuẩn chất lượng bánh trung thu
- Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng nhân sâm Hàn Quốc
- Dịch vụ công bố chất lượng hồng sâm Hàn Quốc nhập khẩu
- Công bố chất lượng thực phẩm chức năng sản xuất trong nước trực tuyến qua mạng
- Thành phần hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm nước uống nhập khẩu Hàn Quốc
- Làm thế nào để công bố tiêu chuẩn chất lượng sữa bắp
- Cách xây dựng bảng chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa bắp phù hợp nhất
- Trình tự thủ tục công bố hợp quy nước đá dùng liền
- Hướng dẫn chi tiết các bước công bố chất lượng collagen nhập khẩu
- Trình tự các bước công bố chất lượng tinh dầu tràm
- Hướng dẫn công bố chất lượng cơ sở nước rửa chén
- Hướng dẫn các bước công bố chất lượng sản phẩm nhập khẩu
- Những lưu ý không thể bỏ qua khi công bố chất lượng phụ gia thực phẩm nhập khẩu
- Cách thành lập bảng kê khai nguyên liệu trà sữa nhập khẩu
- Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
- Giải thích một số từ ngữ dùng trong công bố chất lượng sản phẩm còn gây nhằm lẫn
- Phòng Kiểm Nghiệm Được Công Nhận/Chỉ Định
- Hồ sơ công bố bao bì thực phẩm sản xuất trong nước