Thay đổi tên công ty có phải công bố lại sản phẩm không? Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Posted on Công bố sản phẩm, Giấy phép kinh doanh 1611 lượt xem

Chào ISOHA, tôi muốn thay đổi tên công ty để phù hợp hơn với hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại sốt (sốt chấm thịt nướng, sốt xào rau, sốt ớt, sốt tiêu đen). Vậy khi thay đổi tên doanh nghiệp thì có cần phải tự công bố lại sản phẩm không? Nếu không thực hiện thì có bị xử phạt không? Và trình tự thủ tục đổi tên doanh nghiệp được tiến hành như thế nào?

Câu hỏi của chị Lan – Công ty sản xuất gia vị thực phẩm tại TP. HCM

1.Thay đổi tên công ty có phải tự công bố sản phẩm lại hay không?

Theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP về vấn đề này được quy định như sau:

Điều 2: Khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ hoặc thành phần cấu tạo. Tổ chức hoặc cá nhân phải thực hiện tự công bố lại sản phẩm. Trong trường hợp có những sự thay đổi khác. Tổ chức hoặc cá nhân phải thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi. Rồi gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền. Sau khi gửi thông báo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm có thể được tiếp tục.

Tóm lại, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần tự công bố lại sản phẩm khi có sự thay đổi về:

  • Tên của sản phẩm.
  • Xuất xứ (nơi sản xuất) sản phẩm.
  • Thành phần, cấu tạo của sản phẩm.

Vì vậy, khi thay đổi tên doanh nghiệp chỉ cần thông báo bằng văn bản. Rồi gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền. Sau đó sẽ được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay khi gửi thông báo. Và không cần phải tiến hành tự công bố sản phẩm lại.

✧ Lưu ý: Quy định trên chỉ áp dụng đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố.

2. Không thông báo về nội dung thay đổi tên doanh nghiệp sẽ bị xử phạt thế nào?

2.1 Mức phạt về việc không thông báo nội dung thay đổi tên công ty

Theo quy định trong Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho mỗi hành vi sau đây:

a) Không thực hiện tự công bố lại sản phẩm khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo.

b) Không thông báo văn bản về nội dung thay đổi của sản phẩm sau công bố đến cơ quan chức năng. Hoặc có thông báo nhưng nội dung không đúng với thay đổi của sản phẩm. Hoặc không có tài liệu phù hợp để chứng minh cho sự thay đổi theo quy định.

c) Bản tự công bố, bản công bố, phiếu kết quả kiểm nghiệm, giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các loại giấy tờ khác có sự cố tình sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.

d) Không tuân thủ đúng quy định về sang chia, san chiết đối với phụ gia thực phẩm.

đ) Kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong cơ sở kinh doanh hoá chất dùng cho các mục đích khác.

✧ Lưu ý: Theo Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt tiền có thể gấp đôi mức phạt đối với cá nhân (có thể lên đến 40 triệu – 60 triệu đồng).

2.2 Mức phạt bổ sung về việc không thông báo nội dung đổi tên doanh nghiệp

Ngoài ra, theo Điều 22, khoản 10 và điều 22, khoản 11 của Nghị định 115/2018/NĐ-CP, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm còn có thể bị:

  • Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm từ 10 cho đến 12 tháng.
  • Buộc thu hồi bản tự công bố chất lượng sản phẩm.

Do đó, nếu không tiến hành thông báo về nội dung thay đổi khi thay đổi tên công ty. Không chỉ bị xử phạt tiền mà còn áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Nghị định 115.

➤ Những quy định này chỉ áp dụng đối với những sản phẩm thuộc diện tự công bố chất lượng sản phẩm.

3. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục đăng ký đổi tên doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên công ty

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cần thiết bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cần có nghị quyết, quyết định. Và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc thay đổi tên doanh nghiệp.

Bước 2: Gửi hồ sơ đăng ký đổi tên doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh. (Tại địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).

Bước 3: Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký đổi tên doanh nghiệp

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Nếu tên thay đổi không vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể nhận được Giấy biên nhận để theo dõi tiến trình đăng ký.

Bước 4: Thay đổi tên doanh nghiệp

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã chính thức hoàn thành thủ tục thay đổi tên công ty.

✧ Lưu ý: việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Tải miễn phí mẫu Thông báo thay đổi tên công ty mới nhất: Tại đây 


Qua bài viết, ISOHA hy vọng đã giải đáp được thắc mắc giúp Quý doanh nghiệp về việc thay đổi tên công ty. Cũng như hồ sơ, thủ tục tiến hành. Và mức phạt khi không tiến hành thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi tên doanh nghiệp đến cơ quan chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, doanh nghiệp có thể liên hệ ISOHA qua các kênh sau:

  • Hotline: ☎ 0909.384.449 (zalo) – 0902.569.328
  • Email: hotro@tuvanisoha.com
  • Fanpage: Tư vấn giấy phép ISOHA

Chúng tôi cam kết mang lại sự hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng. Và chính xác nhất cho Quý Doanh nghiệp!

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 (Zalo) - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
Chat MessengerChat ZaloGọi ISOHAĐịa chỉ ISOHA