Đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2024 mới và đầy đủ nhất

Ngày đăng Kiểu dáng công nghiệp 1045 lượt xem

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một thủ tục không bắt buộc về mặt pháp lý. Nhưng lại rất QUAN TRỌNGCẦN THIẾT phải đăng ký. Vì mang lại nhiều lợi ích trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trong thời gian tư vấn vừa qua, ISOHA nhận thấy vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về một kiểu dáng công nghiệp. Và quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào? Do đó hãy cùng ISOHA tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé:

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo Luật SỞ HỮU TRÍ TUỆ số: 50/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005. Kiểu dáng công nghiệp được hiểu như sau:

Kiểu dáng công nghiệp là tất cả mẫu mã bên ngoài của một sản phẩm. Được thể hiện dưới dạng: đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của những yếu tố này.

Sản phẩm được hiểu là những đồ vật, thiết bị, dụng cụ, phương tiện. Hoặc bộ phận dùng để lắp ráp hợp thành các sản phẩm đó. Được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công. Có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Ví dụ một số tác phẩm KDCN mà các công ty thường hay đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như: chai, lọ, bao bì sản phẩm, hộp đựng, túi xách, túi đựng thực phẩm, hình dáng xe, điện thoại,…

2. Lý do quan trọng cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Chủ sở hữu được độc quyền sử dụng KDCN

Được độc quyền tác phẩm kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của công ty mình. Được pháp luật bảo vệ trong thời hạn bảo hộ (tối đa 15 năm).

Trong thời hạn này chủ sở hữu được độc quyền khai thác kiểu dáng. Với mục đích thương mại như sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường, xuất nhập khẩu sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp đó,…

KDCN là tài sản của riêng doanh nghiệp

 Kiểu dáng công nghiệp là tài sản sở hữu trí tuệ của riêng doanh nghiệp. Do đó trong thời gian bảo hộ, chủ sở hữu có quyền được chuyển nhượng cho bên thứ ba. Cho phép họ sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó dựa trên những nguyên tắc trong hợp đồng chuyển nhượng. Và doanh nghiệp sẽ thu phí chuyển nhượng, sử dụng.

Đây là một hình thức kinh doanh sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho chủ sở hữu. Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, kiểu dáng công nghiệp càng thành công thì càng có giá trị cao.

Giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm

Kiểu dáng của một sản phẩm không chỉ đơn thuần chỉ là hình ảnh mang tính thẩm mỹ cao của sản phẩm đó. Mà nó còn phản ánh và nâng cao được chất lượng của sản phẩm. Giúp người tiêu dùng cảm nhận được sự khác biệt về hình thức. Và cả chất lượng khi sử dụng sản phẩm.

Ví dụ:

Kiểu dáng của chiếc xe máy: Tuy xe máy chỉ là 1 phương tiện di chuyển nhưng được thiết kế rất nhiều kiểu dáng, phù hợp với từng lứa tuổi, công việc. Giúp mang đến sự cảm nhận khác cho người sử dụng. Chiếc xe được thiết kế càng đẹp, càng sang trọng sẽ tạo nên sự thu hút về người dùng hơn.

Xác lập quyền sở hữu KDCN

Khi được cấp bằng độc quyền KDCN thì đây chính là bằng chứng thép trong việc chứng minh quyền sở hữu đối với kiểu dáng khi có tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm xảy ra.

Vì sao lại nói như vậy?

Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp bằng độc quyền KDCN duy nhất cho người nộp đơn sớm nhất. Đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ trong số những người cùng nộp đơn.

Lưu ý quan trọng:

  • Chủ sở hữu cần phải tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì nếu đưa sản phẩm ra thị trường mà chưa tiến hành đăng ký bảo hộ thì rất dễ bị người khác bắt chước.
  • Nếu người bắt chước đó làm thủ tục bảo hộ trước thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn (về thời gian, chi phí, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh) trong việc xác lập quyền sở hữu đối với kiểu dáng do chính mình tạo ra.

Cạnh tranh công bằng

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Thông qua việc cạnh tranh công bằng và KD một cách trung thực dưới sự giám sát của pháp luật.

Mỗi doanh nghiệp sẽ sáng kiến ra những ý tưởng tạo dựng KDCN sản phẩm riêng cho mình. Thay vì là đi làm giả, ăn cắp ý tưởng của người khác.

Bằng độc quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp

 Bằng độc quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Ảnh độc quyền ISOHA)

3. Các Kiểu dáng công nghiệp nào được bảo hộ

Một tác phẩm muốn độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì cơ bản phải đáp ứng được các điều kiện sau đây theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ:

  • Tính mới

Kiểu dáng của tác phẩm đó hoàn toàn chưa được lưu hành ra ngoài thị trường trước thời điểm nộp đơn. (Điều này cũng được hiểu là chủ sở hữu phải làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi kinh doanh sản phẩm trên thị trường).

  • Tính sáng tạo

Kiểu dáng đăng ký cần có các đường nét, hình khối, màu sắc. Hoặc sự kết hợp của những yếu tố này sao cho tạo sự khác biệt rõ rệch với các KDCN khác đã được lưu hành trên thị trường. KDCN không được trùng lập hoặc gây nhầm lẫn.

  • Khả năng ứng dụng thực tế

Điều này được hiểu là từ KDCN đó có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài như vậy bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công.

4. Các Kiểu dáng công nghiệp nào không được bảo hộ

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm vi phạm một trong các điều sau sẽ không được bảo:

  • Do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có kiểu dáng đó. Không phải do tính sáng tạo mà ra.
  • Tác phẩm là kiểu dáng của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Không nhìn thấy được trong thời gian sử dụng sản phẩm.
  • Tác phẩm bị xem là đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia.

5. Hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất năm 2022:

5.1 Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp năm 2022 bao gồm những tài liệu sau đây:

Tài liệu tối thiểu phải có:

  • Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu mới nhất. (2 bản, gồm 1 bản gửi Cục Sở Hữu Trí Tuệ, 1 bản được đóng dấu nhận đơn gửi lại cho doanh nghiệp lưu giữ theo dõi đơn).
  • Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp đăng ký, gồm các nội dung sau:

✧ Tên kiểu dáng công nghiệp (Ví dụ: Chai nhựa)

✧ Chỉ số phân loại Quốc tế kiểu dáng công nghiệp (Ví dụ: 09-01)

✧ Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN (Ví dụ: Dùng để đựng thực phẩm dạng lỏng)

✧ Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết (Thường kê khai là “Không biết”)

✧ Liệt kê bộ ảnh chụp:

                    Ví dụ:

                        – Hình 1: Hình phối cảnh

                        – Hình 2: Hình chiếu đứng từ phía trước.

                        – Hình 3: Hình chiếu đứng từ phía sau.

                        – Hình 4: Hình chiếu cạnh từ bên phải

                        – Hình 5: Hình chiếu cạnh từ bên trái

                        – Hình 6: Hình chiếu bằng từ trên xuống.

                        – Hình 7: Hình chiếu bằng từ dưới lên. 

✧ Mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp

✧ Yêu cầu bảo hộ

  • Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ thiết kế của kiểu dáng công nghiệp (4 bộ)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí (trong trường hợp nộp qua đường bưu điện, nếu nộp trực tiếp thì sẽ đóng phí tại nơi nộp).

➤ Các tài liệu khác (nếu có):

  • Giấy ủy quyền cho người nộp đơn (nếu được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có).
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác, ví dụ Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc giấy đồng ý chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng nhận việc hoặc hợp đồng lao động,…)
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu (nếu đơn đăng ký có chứa nhãn hiệu).

5.2 Phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại, lệ phí Nhà nước đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng.
  • Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng / 1 phân loại (Lưu ý: Khi người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại lại)
  • Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng / 1 đối tượng.
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng / 1 hình;
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 đồng / 1 đối tượng.
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 đồng / 1 đối tượng.

Phí trên đây có thể thay đổi theo quy định mới về mức phí, lệ phí và sẽ được ISOHA cập nhật thường xuyên.

5.3 Thời gian xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Trình tự giải quyết đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau (kể từ ngày nộp đơn):

  • Thẩm định hình thức đơn: 01 tháng.
  • Công bố đơn trên trang điện tử của Cục SHTT: 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
  • Thẩm định nội dung đơn: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Thời gian xử lý đơn trên đây có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy vào độ phức tạp. Tính phổ biến của kiểu dáng có gây tương tự nhầm lẫn với đơn đăng ký KDCN trước đó hay không.

5.4 Hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Có 2 hình thức nộp đơn chính: nộp bản giấy trực tiếp hoặc hình thức nộp đơn online, cụ thể như sau:

Hình thức nộ​p bản giấy đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký KDCN trực tiếp. Hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT, cụ thể:

  • Trụ sở Cục Sở Hữu Trí Tuệ: 386 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại TP Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại TP Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, Phường Khuê Mỹ, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký KDCN qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó cần phải photo giấy biên nhận chuyển tiền. Rồi gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên. Thuộc Cục SHTT để chứng minh khoản tiền đã nộp.

(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn như đã nêu trên của Cục SHTT. Người nộp đơn cần phải gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).

Hình thức nộp đơn đăng ký sáng chế kiểu dáng công nghiệp online:

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến:

Người nộp đơn cần có chứng minh thư số và chữ ký số. Đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Và được Cục SHTT phê duyệt tài khoản của sở hữu để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Trình tự nộp đơn trực tuyến:

– Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký KDCN trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn tất thủ tục khai báo và tiến hành gửi đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Hệ thống sẽ hoàn lại cho người nộp đơn phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.

– Trong thời hạn 1 tháng, tính từ ngày gửi đơn trực tuyến. Người nộp đơn phải đến 1 trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) vào các ngày làm việc ( trừ thứ 7,CN,Lễ) trong giờ giao dịch. Để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có). Và nộp phí/lệ phí theo đúng quy định.

– Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo đúng quy định thì cán bộ nhận đơn sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

– Trong trường hợp nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.

– Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo đúng quy định tài liệu trực tuyến không hợp lệ sẽ bị hủy. Sau đó sẽ thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi đến người nộp đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

5.5 Thời hạn bảo hộ KDCN sau khi đăng ký

Thời hạn bảo hộ: Sau khi được cấp văn bằng, KDCN sẽ được bảo hộ trong vòng 5 năm kể từ ngày nộp đơn.

Thời gian gia hạn: Tác phẩm KDCN được quyền gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm.

Vậy tổng thời gian tối đa một Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là 15 năm. Sau thời gian này, người nộp đơn phải tiến hành đăng ký lại khi tiếp tục sử dụng KDCN đó.

5.6 Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/06/2016. Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

➦ Tải về: Phụ lục A – Mẫu số 03-KDCN: Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

➦ Tải về: Bản mô tả mẫu đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Mẫu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

         Mẫu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất (Ảnh độc quyền ISOHA)

6. Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhanh chóng và chính xác

6.1 Tại sao phải tra cứu chính xác khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc tra cứu ban đầu rất quan trọng và đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Nếu chủ đơn giao cho một dịch vụ kém uy tín, kém chất lượng đảm nhận việc này thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ví dụ:

Mẫu kiểu dáng đó thực tế trên thị trường đã có đơn vị đăng ký trước đó. Nhưng do việc tra cứu không kỹ của dịch vụ và báo kết quả là không gây nhầm lẫn với ai. Nên chủ đơn sẽ cho sản xuất và kinh doanh hàng loạt sản phẩm mang kiểu dáng đó. Đến thời điểm 7-10 tháng sau Cục SHTT ra kết quả từ chối không cấp bằng bảo hộ. Kết quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Làm mất uy tín, mất chi phí thay đổi trục in, thay đổi kiểu dáng, mất thời gian khắc phục hậu quả, quảng bá lại sản phẩm, ….

6.2 Tầm quan trọng của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp nhanh chóng

Đi đôi với việc phải tra cứu ban đầu chính xác thì việc đăng ký nhanh chóng cũng rất quan trọng. Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp nào được nộp trước thì sẽ được ưu tiên bảo hộ trước. Việc nộp và xử lý đơn nhanh chóng còn giúp rút ngắn thời gian chờ đợi xử lý đơn và nhanh cấp bằng bảo hộ. Hạn chế tối đa việc làm giả làm nhái kiểu dáng sản phẩm. Những điều này sẽ tạo thuận lợi tốt nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh sản phẩm của DN.

ISOHA luôn tự tin là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho nhiều Doanh nghiệp khắp cả nước. Đội ngũ chuyên viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng để đảm bảo tra cứu chính xác và đưa ra những hướng giải quyết phù hợp nhất ngay từ đầu. Nếu không may kiểu dáng ấy bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với kiểu dáng đã được đăng ký trước đó.

Nếu kiểu dáng sản phẩm chưa được đăng ký bảo hộ thì doanh nghiệp nên nhanh chóng làm thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, để bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Hoặc liên hệ ngay ISOHA để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục theo thông tin bên dưới.

Có thể bạn quan tâm:

Chắc chắn bạn còn nhầm lẫn giữa nhãn hiệu hàng hóa và bản quyền tác giả

Mẫu công văn nhắc nhãn hiệu hàng hóa gửi Cục sở hữu trí tuệ

Làm sao để biết nhãn hiệu hàng hóa có bị trùng hay không

Thay đổi địa chỉ trên đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền đã nộp tại Cục sở hữu trí tuệ

————————————————————

ISOHA cam kết dịch vụ: Nhanh chóngChính xácTrọn góiTiết kiệmHậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
error: