Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và những lưu ý quan trọng

Ngày đăng Kiểu dáng công nghiệp 884 lượt xem

Trong thị trường kinh doanh hiện nay, hàng loạt các sản phẩm mới được ra đời để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Sản phẩm với những mẫu mã kiểu dáng độc đáo sáng tạo mỗi ngày. Để đảm bảo tính riêng biệt và duy nhất của những mẫu mã kiểu dáng đó. Nhằm tránh khỏi những hành vi xâm phạm (đạo nhái, sao chép…) tác phẩm của mình. Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là việc hết sức quan trọng và phải làm đầu tiên. Nên đây được xem là biện pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Có vai trò bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, sẽ thu hút thị hiếu của người tiêu dùng giữa các doanh nghiệp với nhau.

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm?

Nếu như chủ sở hữu không tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình, những điều sau đây sẽ xảy ra:

➤ Không được pháp luật bảo vệ tác phẩm KDCN do chính mình sáng tạo ra.

Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ KDCN thì quyền đối với KDCN của chủ sở hữu mới được phát sinh.

Không có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết những khiếu nại, kiện tụng giành quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp mình.

Khi phát hiện ra có sự làm giả nhái, trùng hoặc giả mạo gây nhầm lẫn tác phẩm KDCN của mình.

Gây khó khăn cho người tiêu dùng, trong việc phân biệt đâu giữa sản phẩm thật  giả mạo 

Do không đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp nên việc giả nhái trùng hoặc ăn cắp ý tưởng kiểu dáng sẽ xảy ra. Do đó, sẽ xuất hiện hàng loạt các sản phẩm tương tự nhau.

Khi doanh nghiệp chưa đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mà lại lưu hành sản phẩm ra thị trường trước thì điều gì sẽ xảy ra?

Một khi sản phẩm kinh doanh thuận lợi, được nhiều người sử dụng thì bắt đầu sẽ có trường hợp ăn cắp ý tưởng. Những đơn vị đạo nhái này nếu nhanh tay đăng ký bảo hộ KDCN trước, được hưởng quyền ưu tiên thì doanh nghiệp sẽ bị cấm bán sản phẩm, bị khiếu nại mặc dù chủ sở hữu thực tế là doanh nghiệp mình. Khi đó sẽ rất tốn thời gian và chi phí cho việc giành lại quyền sở hữu hoặc phải thay đổi kiểu dáng khác.

2. Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở đâu, hình thức nộp như thế nào?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký KDCN là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam địa chỉ tại Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Cục còn có 02 văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.

Có 2 hình thức nộp đơn chính: nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến, cụ thể như sau:

2.1 Hình thức nộp đơn giấy

Chủ sở hữu của KDCN có thể tự mình hoặc thông qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó, chủ sở hữu gửi đến các điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT, như sau:

  • Trụ sở Cục SHTT: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM.
  • Văn phòng đại diện Cục SHTT tại TP Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký KDCN qua bưu điện, người nộp đơn phải thanh toán phí qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó cần phải photo giấy biên nhận chuyển tiền. Rồi gửi biên nhận kèm theo hồ sơ đơn đến địa chỉ tiếp nhận đơn của Cục SHTT để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn như đã nêu trên của Cục SHTT, hồ sơ gửi qua bưu điện phải tương ứng với điểm tiếp nhận đơn đó.

2.2 Hình thức nộp đơn trực tuyến

Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng minh thư số và chữ ký số đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Và được Cục SHTT phê duyệt tài khoản của sở hữu để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Trình tự nộp đơn trực tuyến:

  • Người nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần thực hiện việc khai báo gửi đơn đăng ký trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Sau khi hoàn tất thủ tục này, hệ thống sẽ hoàn lại cho người nộp đơn phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
  • Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày gửi đơn trực tuyến. Người nộp đơn phải đến 1 trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Tiếp đó, người nộp đơn xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có). Cuối cùng là nộp phí theo đúng quy định.
  • Nếu tài liệu và việc nộp phí đã đầy đủ. Cán bộ nhận đơn sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
  • Trong trường hợp nếu không đủ tài liệu và chi phí theo quy định. Đơn đăng ký sẽ bị từ chối tiếp nhận.
  • Trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo đúng quy định. Tài liệu trực tuyến không hợp lệ sẽ bị hủy. Cơ quan sẽ gửi thông báo đến người nộp đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.

3. Hồ sơ đầy đủ để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

3.1. Tài liệu tối thiểu phải ​có để đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp:

  • Tờ khai đăng ký KDCN theo mẫu được cập nhật mới nhất do cục SHTT ban hành. (2 bản, gồm 1 bản gửi Cục SHTT, 1 bản có dấu nhận đơn doanh nghiệp giữ).

➪ Tải Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại mục 5.6 của Bài viết: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp  mới và đầy đủ nhất

  • Tài liệu mô tả kiểu dáng công nghiệp đăng ký, gồm các nội dung sau:
  • Tên tác phẩm KDCN (Ví dụ: Chai nhựa)
  • Chỉ số phân loại Quốc tế tác phẩm KDCN (Ví dụ: 09-01)
  • Mục đích sử dụng của sản phẩm mang KDCN (Ví dụ: Dùng để đựng thực phẩm dạng lỏng)
  • Các KDCN khác biệt không đáng kể đã biết (Thường kê khai là “Không biết”)
  • Liệt kê bộ ảnh chụp thể hiện đầy đủ các góc nhìn của tác phẩm cần đăng ký KDCN

         Ví dụ:

         – Hình 1: Hình phối cảnh.

         – Hình 2: Hình góc nhìn từ phía trước.

         – Hình 3: Hình góc nhìn từ phía sau.

         – Hình 4: Hình góc nhìn từ bên phải

         – Hình 5: Hình góc nhìn từ bên trái

         – Hình 6: Hình góc nhìn từ trên xuống.

         – Hình 7: Hình góc nhìn từ dưới lên.

  • Mô tả chi tiết tác phẩm kiểu dáng công nghiệp
  • Yêu cầu bảo hộ KDCN
  • Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ thiết kế của KDCN (04 bộ)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí (Trong trường hợp nộp qua đường bưu điện: nếu nộp trực tiếp thì sẽ thanh toán tại nơi tiếp nhận hồ sơ).

3.2. Các tài liệu khác (nếu có) cho việc đăng ký KDCN:

  • Giấy ủy quyền cho người nộp đơn (nếu được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
  • Giấy nhượng quyền nộp đơn (nếu có).
  • Chứng từ xác nhận quyền dang ky bao ho kieu dang cong nghiep (nếu thụ hưởng quyền nộp đơn từ người khác. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền thừa kế. Giấy chứng nhận hoặc giấy đồng ý chuyển giao quyền nộp đơn. Hợp đồng nhận việc hoặc hợp đồng lao động,…)
  • Chứng từ chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên).
  • Chứng từ xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu (nếu đơn đăng ký KDCN có chứa nhãn hiệu).

bằng độc quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do ISOHA thực hiện

Bằng độc quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp do ISOHA thực hiện (Ảnh độc quyền ISOHA)

4. Thời gian và chi phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay

4.1 Thời gian đăng ký KDCN

Trình t​ự giải quyết đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau (kể từ ngày nộp đơn):

  • 01 ngày có dấu nhận đơn từ Cục SHTT.
  • Thời gian thẩm định hình thức đơn: 01 tháng, có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Công bố đơn trên trang điện tử của Cục SHTT: 02 tháng. Được tính kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
  • Thời gian thẩm định nội dung đơn: không quá 07 tháng. Khi kết quả thẩm định nội dung đạt tiêu chuẩn bảo hộ của Cục SHTT. Doanh nghiệp sẽ được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Văn bằng có hiệu lực kể từ ngày công bố đơn.
  • Thời gian xử lý đơn không hoàn toàn cố định có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Nó còn phụ thuộc vào tính phức tạp, tính phổ biến của kiểu dáng đã bị trùng. Hoặc khác biệt không đáng kể so với đơn đăng ký KDCN trước đó hay không.

4.2 Chi phí đăng ký KDCN

Tính đến thời điểm hiện tại, lệ phí Nhà nước dang ky bao ho kieu dang cong nghiep như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 75.000VNĐ.
  • Phí phân loại KDCN: 100.000VNĐ / 1 phân loại. Lưu ý: Khi người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại lại.
  • Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/ 1 tác phẩm.
  • Phí công bố đơn: 120.000VNĐ.
  • Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/ 1ảnh chụp.
  • Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/ 1 tác phẩm.
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/ 1 hồ sơ ưu tiên.

Phí trên đây có thể thay đổi theo quy định mới về mức phí, lệ phí. ISOHA sẽ cập nhật mức phí thường xuyên qua mỗi bài viết.

5. Những lưu ý quan trọng khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Để tránh mất thời gian, công sức và chi phí không đáng có. Làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nên trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề quan trọng cụ thể như sau:

  • Xác định kỹ tác phẩm kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị đăng ký. Kiểm tra có thuộc danh mục đối tượng không được bảo hộ hay không?
  • Danh mục những đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
  • Tra cứu kỹ và chính xác ngay từ đầu việc tác phẩm KDCN muốn đăng ký. Xem đã có ai được bảo hộ hoặc đã nộp đơn đăng ký trước đó hay chưa?
  • Tác phẩm KDCN có tính mới hay không?

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu KDCN đó có sự khác biệt đáng kể, so với những kiểu dáng công nghiệp đã được công khai trước đó. Dưới hình thức sử dụng hay mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Trước ngày mà doanh nghiệp nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên).

  • Tác phẩm KDCN có tính sáng tạo hay không?

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo khi KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Căn cứ vào các KDCN đã được công khai trước đố dưới hình thức sử dụng hay mô tả bằng văn bản. Hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày mà doanh nghiệp nộp đơn. Hoặc trước ngày ưu tiên (nếu đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên).

  • Tác phẩm KDCN có khả năng ứng dụng thực tế, có khả năng áp dụng công nghiệp hay không?

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu dựa vào các thông tin về KDCN được trình bày trong đơn đăng ký. Thì người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng cũng có thể dùng KDCN đó làm mẫu. Sau đó, chế tạo ra những sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó. Bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ c​​​​ông.

  • Trong hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho tác phẩm của mình. Bản mô tả KDCN phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Ngoài ra, phải trùng khớp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Xin vui lòng liên hệ ISOHA để được hỗ trợ nhanh nhất!


ISOHA cam kết 100% đăng ký thành công giấy phép

Nhanh chóng – Chính xác – Trọn gói – Tiết kiệm – Hậu mãi

5/5
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISOHA
Địa chỉ: 188/24 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 384 449 - 0902 569 328
Email: hotro@tuvanisoha.com
ISOHA - Thành công cùng ĐỐI TÁC
Hãy để sự CHUYÊN NGHIỆP của chúng tôi đồng hành cùng THÀNH CÔNG của bạn!
error: